fbpx

Rèn luyện tư duy phản biện trong IELTS Speaking

Tư duy phản biện trong IELTS Speaking là gì? Mối liên hệ giữa tư duy phản biện và IELTS Speaking như thế nào? Hãy cùng The IELTS Workshop tìm hiểu ứng dụng tư duy phản biện trong việc luyện tập IELTS Speaking nhé!

1. Khái niệm tư duy phản biện trong IELTS Speaking

Tư duy phản biện trong IELTS Speaking liên quan rất nhiều đến kỹ năng tư duy phản biện nói chung (Critical thinking). Đây là một quá trình hoạt động trí tuệ, trong đó chủ thể có thể chủ động hình thành, áp dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá các thông tin thu thập hoặc quan sát được. Qua đó, chủ thể hình thành nên một niềm tin và hành động nhất định.

Đây là một kỹ năng rất quan trọng bổ trợ nhiều cho thí sinh trong phần thi IELTS Speaking, đặc biệt là Part 3. Ở phần thi Speaking Part 3, thí sinh sẽ được hỏi các câu hỏi mang tính chất thảo luận. Khi đó, thí sinh cần phải đưa ra các đánh giá, quan điểm, so sánh của mình dựa trên các sự vật, sự việc được hỏi đến. Vì vậy, để làm tốt phần thi này thí sinh cần có tư duy phản biện tốt.

2. Cách rèn luyện và áp dụng tư duy phản biện trong IELTS Speaking

2.1. Sử dụng thang đo nhận thức của Bloom (Bloom’s taxonomy)

Đây là một thang đo về các cấp độ nhận thức, bắt đầu từ cấp độ nhận thức thấp nhất – ghi nhớ thông tin, cho đến cấp độ nhận thức cao nhất – sáng tạo.

tư duy phản biện trong IELTS Speaking

Thang đo nhận thức của Bloom có thể đuợc quy chiếu thành các chức năng ngôn ngữ học thuật như sau:

Cấp độ 1: Ghi nhớ (Remember)

Ở cấp độ này thí sinh có thể liệt kê các thông tin, miêu tả, gọi tên, hoặc gợi nhớ lại các thông tin. 

Cấp độ 2: Hiểu (Understand)

Thí sinh có thể giải thích các ý tưởng, tóm tắt chúng, giải nghĩa và phân loại các ý tưởng. 

Cấp độ 3: Vận dụng (Apply)

Thí sinh có thể sử dụng, vận dụng các thông tin vào các trường hợp tương tự khác.

Cấp độ 4: Phân tích (Analyse)

Thí sinh có thể phân chia các thông tin thành các phần nhỏ, tìm hiểu các mối tương quan giữa các phần này. Một số câu hỏi để phân tích sâu vào vấn đề: 

  • Mối quan hệ của các phần trong sự việc này như nào?
  • Lợi ích của sự việc là gì?
  • Bất lợi của sự việc?
  • Các nguyên nhân dẫn đến sự việc?
  • Hậu quả của sự việc?

Cấp độ 5: Đánh giá (Evaluate)

Thí sinh có thể đưa ra các biện minh, phê bình, đánh giá. Có thể trả lời các câu hỏi sau để phân tích vấn đề:

  • Tại sao sự việc này lại quan trọng?
  • Nhận định của người học về sự việc này là gì?

Cấp độ 6: Sáng tạo (Creat)

Thí sinh có thể tự thiết kế, lên kế hoạch, và sáng tạo theo cách riêng. Một số câu hỏi để phân tích vấn đề:

  • Hành động có thể mang lại hiệu quả hay hậu quả gì?
  • Sáng tạo các phương pháp thay thế?
  • Thiết kế, sáng tạo, chế tạo một số sản phẩm gì ?

2.2. Phương pháp suy nghĩ bậc cao (Higher order thinking skills – HOTS)

Tư duy phản biện có thể được rèn luyện bằng phương pháp suy nghĩ bậc cao (Higher order thinking skills – HOTS). Đây là một hoạt động mà thí sinh cần phải suy nghĩ ở cấp độ cao hơn, dựa trên quy chiếu “Thang đo nhận thức của Bloom”. Quá trình này sẽ kích thích sự suy nghĩ của thí sinh, đòi hỏi thí sinh phải suy nghĩ nhiều hơn, sâu hơn và suy nghĩ phức tạp hơn.

tư duy trong speaking

Thí sinh có thể rèn luyện tư duy phản biện trong IELTS Speaking dựa vào việc áp dụng thang đo nhận thức của Bloom để luyện tập tiếp cận, giải quyết các vấn đề bằng các cấp độ nhận thức, suy nghĩ cao hơn. Việc này sẽ giúp cho thí sinh ngày càng quen thuộc với những hoạt động như: vận dụng kiến thức, đánh giá thông tin, phân tích thông tin…

Trong thang đo nhận thức của Bloom, ba kỹ năng nhận thức đầu tiên được gọi là “kỹ năng suy nghĩ bậc thấp” (LOTS), và ba kỹ năng nhận thức còn lại được gọi là “kỹ năng suy nghĩ bậc cao” (HOTS). Vì thế, để có thể phát triển tư duy ngôn ngữ tốt, ta cần luyện tập hướng đến các cấp phân tích, đánh giá, và sáng tạo.

Quá trình rèn luyện kỹ năng suy nghĩ bậc cao (HOTS) xoay quanh việc thí sinh thay đổi, cải tiến cách tiếp cận đến vấn đề cụ thể, hướng đến các bậc nhận thức, suy nghĩ cao nhất trong thang đo nhận thức.

Thí sinh có thể luyện tập gợi nhớ các thông tin, sau đó phân tích các vấn đề đó, tiếp theo là đánh giá các các vấn đề, và cuối cùng thí sinh có thể sáng tạo, đề xuất các giải pháp cho vấn đề.

3. Áp dụng phương pháp suy nghĩ bậc cao dựa trên thang đo nhận thức Bloom

Cấp độ 1, 2, 3: Ghi nhớ và mô tả lại tình trạng ô nhiễm môi trường. Hiểu và vận dụng được kiến thức về ô nhiễm môi trường:

Là tình trạng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi.

Cấp độ 4: Phân tích nguyên nhân vì sao xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường và các tác hại:

  • Gây nguy hại về mặt sức khỏe cho con người.
  • Hoạt động của con người gây ra, rác thải, túi nylon.

Cấp độ 5: Đánh giá tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

  • Đây là vấn đề cấp thiết, cần được giải quyết càng sớm càng tốt.
  • Việc bảo vệ môi trường rất quan trọng vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.

Cấp độ 6: Sáng tạo, đề xuất một phương pháp để bảo vệ môi trường.

Sử dụng túi vải, túi giấy, hạn chế túi nilon.

Việc luyện tập các bước phân tích, đánh giá, và sáng tạo trong tư duy phản biện đóng vai trò quan trọng cho bài thi IELTS Speaking. Nếu người học thành thạo ở các việc bước đánh giá trên thì việc sắp xếp ý tưởng, cấu trúc câu trả lời trong phần thi này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo khóa học Sophomore để có thể có phương pháp rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện phù hợp cho bản thân nhé.

Đăng ký tư vấn lộ trình miễn phí

Bạn hãy để lại thông tin, TIW sẽ liên hệ tư vấn cho mình sớm nha!

"*" indicates required fields

Đăng ký tư vấn miễn phí

Bạn hãy để lại thông tin, TIW sẽ tư vấn lộ trình cho mình sớm nha

"*" indicates required fields

1900 0353 Chat on Zalo