Khi học IELTS kĩ năng Writing, rất nhiều bạn có xu hướng sử dụng bài mẫu như là một phương pháp để cải thiện điểm số của mình. Tuy nhiên, trong quá trình dạy mình thấy là nhiều bạn chưa thực sự biết cách tận dụng nguồn tài nguyên hữu ích này. Vì thế, trong bài này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách học các bài mẫu Writing để cải thiện chính bài viết của mình nhé.
I. Ai nên học bài Writing IELTS mẫu?
Việc chép bài Writing IELTS mẫu là một cách học tập được nhiều người áp dụng. Phương pháp này sẽ phù hợp nhất với những người đã có nền tảng và mong muốn cải thiện kỹ năng viết (khoảng 4.0 – 5.0 IELTS Writing).
Ưu điểm: Nhanh chóng. Phù hợp với những người theo một phong cách viết cố định.
Nhược điểm: Dễ làm người học bị rập khuôn theo một phong cách viết. Khó phát triển phong cách của riêng bản thân.
Những người nên chép bài Writing IELTS mẫu:
- Người mới bắt đầu: Những bạn mới làm quen với IELTS Writing, chưa có nhiều ý tưởng và cấu trúc câu, thì việc chép bài mẫu sẽ giúp bạn làm quen với cách viết bài theo chuẩn IELTS, học hỏi từ vựng và cấu trúc câu.
- Người muốn cải thiện văn phong: Nếu bạn muốn cải thiện cách diễn đạt, sử dụng từ ngữ đa dạng hơn, thì việc chép bài mẫu của những người có band điểm cao sẽ giúp bạn học hỏi cách sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả.
- Người muốn tham khảo cách triển khai ý tưởng: Bài mẫu sẽ giúp bạn hiểu cách triển khai ý tưởng một cách logic, mạch lạc và thuyết phục.
II. Cách học các bài mẫu Writing
1. Xác định mục đích sử dụng bài mẫu Writing
Mình sẽ bắt đầu từ bước mà mọi người hay quên nhất khi tham khảo một bài mẫu trên mạng – mục đích của việc đọc bài mẫu. Có những bạn cần đọc bài mẫu do thiếu idea, có bạn lại cần đọc bài mẫu do không biết cách phát triển idea (đối với mình đây là 2 lí do chính để tham khảo bài mẫu).
Tuy nhiên, khi đọc bài mẫu thì có một số bạn lại sa đà vào việc đọc từ mới và ngồi tra từ mới, cuối cùng lại quên luôn mục đích của việc tham khảo bài viết trên mạng. Kết quả là “xôi hỏng bỏng không”. Vì vậy, bạn cần tập trung vào mục đích ban đầu và chỉ tham khảo bài mẫu cho mục tiêu đó thôi nhé.
2. Tìm bài mẫu phù hợp với khả năng của bản thân
Đây là vấn đề lớn thứ 2 mà mình thấy nhiều bạn gặp phải – tìm bài mẫu quá trình độ của bản thân (hoặc dưới trình – hiếm thấy hơn).
Đối với những bạn trình độ từ 5.0 – 5.5 (level có thể tự viết được một bài Writing hoàn chỉnh trong thời gian quy định), mình khuyên chỉ nên tìm các bài mẫu band 7+ để tham khảo, vì các bài band 8+ hoặc 9 thường được viết quá mượt mà, chưa kể toàn từ vựng level cao, và sẽ gần như không thể học theo được ở thời điểm này.
3. Phân tích ý tưởng
Đối với những bạn nào đang cảm thấy “bí ý tưởng” hoặc “không biết giải thích” thì các bạn cần đặc biệt chú ý vào cách mà bài mẫu đưa ra idea và giải thích idea (đương nhiên mình sẽ đọc đoạn body paragraph để làm điều này). Để làm điều này, mình sẽ có 4 bước nhỏ như sau:
- Bước 1: xác định chủ đề của đoạn body paragraph trong bài mẫu. Đối với các bài mẫu band 7+, câu chủ đề sẽ là câu đầu tiên.
- Bước 2: xác định idea / view / opinion được đưa ra.
- Bước 3: trước khi đọc tiếp, mình nên tự phân tích idea của bài mẫu bằng khả năng của mình. Bước này siêu quan trọng nha các bạn, vì nếu không làm bước này, các bạn sẽ dần dần bị lệ thuộc vào bài mẫu, và gần như quên luôn kĩ năng phát triển ý đó.
- Bước 4: bây giờ mới đọc tiếp bài mẫu nhé các bạn, để xem cùng với một idea, bài mẫu khai triển thế nào, giống hay khác mình, và nếu khác thì khác thế nào (đa phần với các bạn band 5.0 – 5.5, bài mẫu band 7+ sẽ là sự nâng cấp rất lớn về cách phát triển idea)
4. Sắp xếp luận điểm
Thực ra thì, các bài band 7+ vẫn có cách sắp xếp luận điểm khá là ngẫu hứng, và thường được liên kết lại bằng các từ nối thông dụng như “firstly”, “secondly”….. Tuy nhiên, nếu bạn đang muốn tham khảo các bài band 8+ , thì nên chú ý thêm vào cách câu chủ đề đưa ra cách sắp xếp idea nữa nhé.
VD: “To lessen the matter of pollution, it is recommended that both residents and responsible governmental bodies take action.”
Với câu chủ đề này, bài viết muốn đưa ra giải pháp đến từ “resident” và “governmental body”. Và, với cách sắp xếp này, giải pháp của “resident” sẽ được nói trước, do từ “resident” đứng trước.
5. Phân tích ngữ pháp & từ vựng
Đối với những bạn sử dụng bài mẫu để tìm từ vựng hoặc học cấu trúc, mình khuyên là chỉ nên làm điều này sau khi đã làm xong các bước phía trên. Mình sẽ làm theo thứ tự như sau:
- Bước 1: tham khảo idea của bài mẫu
- Bước 2: tự phát triển idea của bài mẫu theo cách của mình (chỉ cần đánh dấu các supporting point nhỏ, không cần viết hoàn chỉnh)
- Bước 3: đọc lại cách phát triển idea của bài mẫu.
- Bước 4: dùng cách phát triển idea của bài mẫu, viết lại đoạn văn theo cách của mình.
- Bước 5: đọc lại bài mẫu và gạch chân những chỗ mình diễn đạt chưa rõ, hoặc những từ mà mình không biết.
- Bước 6: viết lại lần 2, sử dụng những từ mình đã học được từ bài mẫu
- Bước 7: đọc lại bài mẫu lần nữa, lúc này mình sẽ chỉ chú ý đến các cấu trúc ngữ pháp của bài mẫu (câu ghép, câu phức…)
- Bước 8: đánh dấu các cấu trúc phức tạp được sử dụng, và viết lại 1 lần nữa, tận dụng hết những từ vựng tiếng Anh và kiến thức ngữ pháp đã thu được từ bài mẫu.
- Bước 9: tìm một nguồn sửa bài uy tín để nhờ check bài giúp.
Xem thêm: Tổng hợp các nguồn bài mẫu IELTS Writing Task 2 chất lượng nhất
III. Lưu ý khi học bài Writing IELTS mẫu
1. Dạng đề bài và chủ đề
Trước hết, hãy đọc kỹ đề và xác định đó là dạng câu hỏi gì. Trong IELTS Writing có các dạng đề phổ biến là Opinion Essay (Agree / Disagree), Discuss both views, Causes / Effects / Solutions,… Khi xác định được dạng đề, bạn sẽ nhìn thấy được cách người viết triển khai bài thế nào trong văn mẫu.
Ngoài ra, việc nhận diện đề tài trong khi chép bài Writing IELTS mẫu cũng khá quan trọng. Liệu bài đó nói về đề tài Environment, Education hay Social Media? Từ điều này, bạn sẽ sắp xếp lại các bài văn mẫu để học cho hợp lý.
Xem thêm: Một số lỗi sai thường gặp khi sử dụng từ đồng nghĩa trong IELTS Writing
2. Ghi chép lại các từ vựng và collocation được sử dụng trong văn mẫu
Việc ghi chép lại từ vựng mới để học theo là điều rất quan trọng,. Vì nó sẽ giúp mở rộng vốn từ của bạn theo các chủ đề khác nhau và từ đó tăng điểm số từ vựng của bạn. Đừng chỉ học những từ đơn lẻ, mà hãy ghi chú lại những collocation (cụm từ) thường dùng chung với nhau.
Ví dụ: levy a tax on sth (đánh thuế lên cái gì đó), conserve the environment (bảo vệ môi trường), debilitating diseases (những căn bệnh gây suy nhược dần)…
3. Nghiên cứu về ngữ pháp trong văn mẫu
Trong quá trình đọc hay chép lại văn mẫu. Bạn cần để ý cách sử dụng thì, các câu đơn, câu phức, câu ghép trong bài. Đặc biệt là cách người viết mở rộng câu như thế nào.
Ngoài ra, cách sử dụng từ nối liên kết cũng là điều bạn cần để tâm trong lúc chép bài. Nhìn chung, để viết tốt thì cần có một kiến thức ngữ pháp nền tảng tốt. Từ đó, giúp bạn khai thác bài viết theo nhiều khía cạnh thú vị hơn.
Trên đây là cách học các bài mẫu Writing để cải thiện chính bài viết của mình. Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp đươc bạn trong con đường chinh phục IELTS của mình. Hãy đồng hành cùng The IELTS Workshop để học thêm những kiến thức bổ ích về IELTS nhé.
Để được hướng dẫn cách viết một bài IELTS Writing hoàn chỉnh từ A đến Z, vui lòng tham khảo Pre-Senior của The IELTS Workshop.