Cambridge 19 Test 1 Reading Passage 2 mang đến một chủ đề đầy hấp dẫn: The Pirates of the Ancient Mediterranean – những tên cướp biển hoành hành ở vùng Địa Trung Hải thời cổ đại. Trong bài viết này, bạn sẽ tìm thấy đáp án chi tiết, phân tích từng câu hỏi, cùng từ vựng học thuật quan trọng, giúp bạn làm chủ Passage 2 trong bài thi Reading một cách tự tin và chính xác hơn.
Đáp án IELTS Cambridge 19 Test 1 Reading Passage 2
Câu hỏi | Đáp án |
14 | D |
15 | G |
16 | C |
17 | A |
18 | G |
19 | B |
20 | B |
21 | D |
22 | C |
23 | E |
24 | grain |
25 | punishment |
26 | ransom |
Phân tích chi tiết đáp án IELTS Cambridge 19 Test 1 Reading Passage 2
Question 14
Đáp án: D
Câu hỏi: a reference to a denial of involvement in piracy. (Một sự tham chiếu đến việc phủ nhận sự liên quan đến cướp biển.)
Vị trí: Đoạn D, câu thứ 2 từ dưới lên
Transcript: In the letters, the king of Alashiya (modern Cyprus) rejected Akhenaten’s claims of a connection with the Lukka (based in modern-day Turkey)
Phân tích: Vua Alashiya bác bỏ cáo buộc có liên hệ với nhóm cướp biển Lukka → phủ nhận liên quan.
Từ vựng: denial = reject
Question 15
Đáp án: G
Câu hỏi: details of how a campaign to eradicate piracy was carried out. (Chi tiết về cách một chiến dịch tiêu diệt cướp biển được thực hiện.)
Vị trí: Đoạn G, câu 3
Transcript: Pompey divided the entire Mediterranean into 13 districts…
Phân tích: Pompey chia Địa Trung Hải thành nhiều khu vực, tuần tự dọn sạch cướp biển từng khu.
Từ vựng: eradicate = cleanse
Question 16
Đáp án: C
Câu hỏi: a mention of the circumstances in which states in the ancient world would make use of pirates. (Sự đề cập đến hoàn cảnh các nhà nước cổ đại sử dụng cướp biển.)
Vị trí: Đoạn C, câu đầu
Transcript: …governments to resort to pirates’ services, especially during wartime…
Phân tích: Các chính phủ thời cổ đại sử dụng cướp biển trong chiến tranh.
Từ vựng: make use of = resort to
Question 17
Đáp án: A
Câu hỏi: a reference to how people today commonly view pirates. (Cách mà ngày nay mọi người thường nhìn nhận cướp biển.)
Vị trí: Đoạn A, câu đầu
Transcript: …an image springs to most people’s minds of a crew of misfits…
Phân tích: Gợi lên hình ảnh cướp biển phiêu lưu trong đầu nhiều người hiện đại.
Từ vựng: commonly view = springs to most people’s minds
Question 18
Đáp án: G
Câu hỏi: an explanation of how some people were encouraged not to return to piracy (Cách một số người được khuyến khích không quay lại làm cướp biển.)
Vị trí: Đoạn G, câu cuối
Transcript: …offered land in fertile areas… Rome got productive farmers…
Phân tích: Họ được cho đất ở xa biển → trở thành nông dân, không quay lại làm cướp biển.
Question 19
Đáp án: B
Câu hỏi: a mention of the need for many sailing vessels to stay relatively close to land (Nhu cầu nhiều tàu buồm phải ở gần bờ.)
Vị trí: Đoạn B, câu thứ 3 từ dưới lên
Transcript: …navigable routes that followed the coastline
Phân tích: Tàu thời cổ buộc phải di chuyển gần bờ biển → lý do cướp biển hoạt động mạnh.
Từ vựng: stay close to land = follow coastline
Questions 20–21: Inhabitants of the Mediterranean
Đáp án: B & D
Câu hỏi: Which TWO of the following statements does the writer make about inhabitants of the Mediterranean region in the ancient world?
Giải thích:
B. Họ trốn thoát nhờ hiểu biết địa phương. → Đoạn B: knowledge of the local area helped the pirates to avoid retaliation
D. Họ sống dựa vào tài nguyên biển. → Đoạn B: relied heavily on marine resources…
Các lựa chọn sai: A, C, E: Không có trong bài hoặc không được xác nhận.
Questions 22–23: Piracy and Ancient Greece
Đáp án: C & E
Câu hỏi: Which TWO of the following statements does the writer make about piracy and ancient Greece?
Giải thích:
C. Quan chức cao cấp tham gia cướp biển → Đoạn E: Even high-ranking members of the state…
E. Quan điểm tích cực được thể hiện → Đoạn E: Homer not only condones, but praises…
Các lựa chọn sai: A, B, D: Không đúng với nội dung đoạn E.
Từ vựng:
- favourable view = condones, praises
- important officials = high-ranking members
- take part in = engaging in
Questions 24–26: Summary Completion
Tóm tắt: Piracy was an issue ancient Rome had to deal with…
Question 24:
Đáp án: grain
Vị trí: Đoạn F
Transcript: Pirate attacks on grain ships…
Phân tích: Các tàu chở grain (ngũ cốc) bị tấn công → điền grain.
Question 25:
Đáp án: punishment
Vị trí: Cùng đoạn F
Transcript: …led to angry voices in the Senate, demanding punishment…
Phân tích: Người dân yêu cầu punishment (trừng phạt) → điền punishment.
Question 26:
Đáp án: ransom
Vị trí: Đoạn F, câu gần cuối
Transcript: …asking for a large ransom to be paid.
Phân tích: Cướp biển đòi tiền chuộc → điền ransom.
Dịch chi tiết IELTS Cambridge 19 Test 1 Reading Passage 2
The pirates of the ancient Mediterranean
In the first and second millennia BCE, pirates sailed around the Mediterranean, attacking ships and avoiding pursuers
Cướp biển của vùng Địa Trung Hải cổ đại
Trong thiên niên kỷ thứ nhất và thứ hai trước Công nguyên, cướp biển đã di chuyển khắp Địa Trung Hải, tấn công các tàu thuyền và lẩn tránh sự truy đuổi.
A. When one mentions pirates, an image springs to most people’s minds of a crew of misfits, daredevils and adventurers in command of a tall sailing ship in the Caribbean Sea. Yet from the first to the third millennium BCE, thousands of years before these swashbucklers began spreading fear across the Caribbean, pirates prowled the Mediterranean, raiding merchant ships and threatening vital trade routes. However, despite all efforts and the might of various ancient states, piracy could not be stopped. The situation remained unchanged for thousands of years. Only when the pirates directly threatened the interests of ancient Rome did the Roman Republic organise a massive fleet to eliminate piracy. Under the command of the Roman general Pompey, Rome eradicated piracy, transforming the Mediterranean into ‘Mare Nostrum’ (Our Sea).
Khi nhắc đến cướp biển, hầu hết mọi người đều nghĩ ngay đến hình ảnh một nhóm người lập dị, liều lĩnh và ưa phiêu lưu, điều khiển một con tàu buồm cao lớn ở vùng biển Caribe. Tuy nhiên, từ thiên niên kỷ thứ nhất đến thứ ba TCN, hàng ngàn năm trước khi những tên cướp này gieo rắc nỗi sợ hãi ở vùng Caribe, cướp biển đã rình rập khắp vùng Địa Trung Hải, cướp phá tàu buôn và đe dọa các tuyến giao thương trọng yếu. Dù các quốc gia cổ đại đã nỗ lực hết sức với tất cả quyền lực họ có, nạn cướp biển vẫn không thể bị triệt tiêu. Tình trạng này kéo dài hàng ngàn năm. Chỉ đến khi quyền lợi của La Mã cổ đại bị đe dọa trực tiếp, Cộng hòa La Mã mới huy động một hạm đội khổng lồ để tiêu diệt nạn cướp biển. Dưới sự chỉ huy của tướng Pompey, La Mã đã quét sạch bọn cướp, biến Địa Trung Hải thành “Mare Nostrum” – nghĩa là “Biển của chúng ta”.
Từ vựng cần nhớ:
- Spring to one’s mind: hiện lên trong tâm trí
- Misfits (n): người lập dị, không hòa nhập
- Daredevils (n): người liều lĩnh
- Swashbucklers (n) : kẻ phiêu lưu táo bạo
- Prowl (v): rình rập, đi quanh
- Raid (n): cuộc đột kích
- Might (n): sức mạnh
- Eliminate (v): loại bỏ
- Eradicate (v): tiêu diệt tận gốc
- Transform (v): chuyển đổi
B. Although piracy in the Mediterranean is first recorded in ancient Egypt during the reign of Pharaoh Amenhotep III (c 1390–1353 BCE), it is reasonable to assume it predated this powerful civilisation. This is partly due to the great importance the Mediterranean held at this time, and partly due to its geography. While the Mediterranean region is predominantly fertile, some parts are rugged and hilly, even mountainous. In the ancient times, the inhabitants of these areas relied heavily on marine resources, including fish and salt. Most had their own boats, possessed good seafaring skills, and unsurpassed knowledge of the local coastline and sailing routes. Thus, it is not surprising that during hardships, these men turned to piracy. Geography itself further benefited the pirates, with the numerous coves along the coast providing places for them to hide their boats and strike undetected. Before the invention of ocean-going caravels in the 15th century, ships could not easily cross long distances over open water. Thus, in the ancient world most were restricted to a few well-known navigable routes that followed the coastline. Caught in a trap, a slow merchant ship laden with goods had no other option but to surrender. In addition, knowledge of the local area helped the pirates to avoid retaliation once a state fleet arrived.
Dù nạn cướp biển ở Địa Trung Hải được ghi nhận lần đầu tại Ai Cập cổ đại dưới thời Pharaoh Amenhotep III (khoảng năm 1390–1353 TCN), nhưng có thể cho rằng nó đã tồn tại trước cả nền văn minh hùng mạnh này. Điều này một phần do tầm quan trọng của Địa Trung Hải lúc bấy giờ, và một phần do đặc điểm địa lý nơi đây. Mặc dù phần lớn khu vực này màu mỡ, vẫn có nhiều vùng đồi núi gồ ghề. Trong thời cổ đại, cư dân các vùng này sống dựa vào nguồn tài nguyên biển như cá và muối. Họ thường sở hữu thuyền riêng, có kỹ năng đi biển và hiểu rõ địa hình ven biển cũng như các tuyến đường hàng hải. Vì vậy, khi gặp khó khăn, họ dễ dàng chuyển sang làm cướp biển. Địa hình cũng tạo điều kiện thuận lợi cho họ, với nhiều vịnh nhỏ ven biển để ẩn nấp và tấn công mà không bị phát hiện. Trước khi tàu caravel ra đời vào thế kỷ 15, tàu thuyền không thể vượt biển xa, nên phần lớn chỉ đi theo một vài tuyến đường ven bờ quen thuộc. Khi bị phục kích, những tàu buôn chậm chạp chở đầy hàng hóa thường không còn lựa chọn nào ngoài việc đầu hàng. Thêm vào đó, kiến thức địa phương giúp cướp biển né tránh được sự trả đũa từ lực lượng hải quân nhà nước.
Từ vựng cần nhớ:
- Reign (n): triều đại
- Predate (v): có từ trước
- Predominantly (adv): phần lớn
- Fertile (adj): màu mỡ
- Rugged / Hilly (adj): gồ ghề, nhiều đồi núi
- Seafaring (adj): hàng hải
- Unsurpassed (adj): không ai vượt qua được
- Cove (n): vịnh nhỏ
- Undetected (adj): không bị phát hiện
- Caravel (n): tàu nhỏ (thế kỷ 15)
- Navigable (adj): có thể đi lại được
- Surrender (v): đầu hàng
- Retaliation (v): trả đũa
- Late with: chất đầy
C. One should also add that it was not unknown in the first and second millennia BCE for governments to resort to pirates’ services, especially during wartime, employing their skills and numbers against their opponents. A pirate fleet would serve in the first wave of attack, preparing the way for the navy. Some of the regions were known for providing safe harbours to pirates, who, in return, boosted the local economy.
Cũng cần nhắc thêm rằng trong thiên niên kỷ thứ nhất và thứ hai TCN, chính phủ các quốc gia đôi khi đã phải nhờ đến sự trợ giúp của cướp biển, đặc biệt trong thời chiến, khi họ tận dụng kỹ năng và số lượng của những tên cướp để chống lại kẻ thù. Đội tàu cướp biển thường được dùng làm đợt tấn công đầu tiên, mở đường cho hải quân chính quy. Một số vùng còn nổi tiếng là nơi cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho cướp biển, và đổi lại, họ giúp thúc đẩy nền kinh tế địa phương.
Từ vựng cần nhớ:
- Resort to: phải dùng đến
- Opponent (n): đối thủ
- Fleet (n): hạm đội
- Harbour (n): cảng
- Boost (v): thúc đẩy
D. The first known record of a named group of Mediterranean pirates, made during the rule of ancient Egyptian Pharaoh Akhenaten (c 1353–1336 BCE), was in the Amarna Letters. These were extracts of diplomatic correspondence between the pharaoh and his allies, and covered many pressing issues, including piracy. It seems the pharaoh was troubled by two distinct pirate groups, the Lukka and the Sherden. Despite the Egyptian fleet’s best efforts, the pirates continued to cause substantial disruption to regional commerce. In the letters, the king of Alashiya (modern Cyprus) rejected Akhenaten’s claims of a connection with the Lukka (based in modern-day Turkey). The king assured Akhenaten he was prepared to punish any of his subjects involved in piracy.
Bằng chứng đầu tiên được ghi nhận về một nhóm cướp biển Địa Trung Hải có tên rõ ràng xuất hiện vào thời Pharaoh Akhenaten (khoảng 1353–1336 TCN), được tìm thấy trong các Bức thư Amarna. Đây là những trích đoạn thư từ ngoại giao giữa Pharaoh và các đồng minh của ông, đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng, bao gồm cả nạn cướp biển. Có vẻ như vị vua này gặp rắc rối với hai nhóm cướp biển riêng biệt: Lukka và Sherden. Dù hải quân Ai Cập đã nỗ lực rất nhiều, những nhóm cướp này vẫn gây ra những xáo trộn nghiêm trọng cho thương mại khu vực. Trong các bức thư, vua Alashiya (nay là đảo Síp) đã bác bỏ cáo buộc của Akhenaten về mối liên hệ với nhóm Lukka (đóng tại vùng đất hiện là Thổ Nhĩ Kỳ). Ông đảm bảo với Akhenaten rằng sẽ trừng phạt bất kỳ ai trong vương quốc của mình có liên quan đến hoạt động cướp biển.
Từ vựng cần nhớ:
- Extract (n): trích đoạn
- Diplomatic (adj): thuộc ngoại giao
- Correspondence (n): thư từ
- Ally (n): đồng minh
- Regional commerce: thương mại khu vực
- Reject (v): bác bỏ
- Assure (v): cam đoan, đảm bảo
E. The ancient Greek world’s experience of piracy was different from that of Egyptian rulers. While Egypt’s power was land-based, the ancient Greeks relied on the Mediterranean in almost all aspects of life, from trade to warfare. (Q22-23) Interestingly, in his works the Iliad and the Odyssey, the ancient Greek writer Homer not only condones, but praises the lifestyle and actions of pirates. The opinion remained unchanged in the following centuries. The ancient Greek historian Thucydides, for instance, glorified pirates’ daring attacks on ships or even cities. For Greeks, piracy was a part of everyday life. (Q22-23) Even high-ranking members of the state were not beyond engaging in such activities. According to the Greek orator Demosthenes, in 355 BCE, Athenian ambassadors made a detour from their official travel to capture a ship sailing from Egypt, taking the wealth found onboard for themselves! The Greeks’ liberal approach towards piracy does not mean they always tolerated it, but attempts to curtail piracy were hampered by the large number of pirates operating in the Mediterranean.
Trải nghiệm về nạn cướp biển của người Hy Lạp cổ đại rất khác so với các nhà cầm quyền Ai Cập. Nếu như Ai Cập là một cường quốc đất liền, thì người Hy Lạp lại phụ thuộc hoàn toàn vào Địa Trung Hải trong mọi mặt của đời sống – từ giao thương cho đến chiến tranh. Điều thú vị là trong hai tác phẩm nổi tiếng Iliad và Odyssey, nhà văn Homer không những không phản đối mà còn ngợi ca lối sống và hành động của bọn cướp biển. Quan điểm này vẫn được duy trì trong nhiều thế kỷ sau. Chẳng hạn, nhà sử học Thucydides đã ca ngợi những cuộc tấn công táo bạo của cướp biển nhằm vào tàu thuyền và thậm chí cả thành phố. Với người Hy Lạp, cướp biển là điều hết sức bình thường trong đời sống hàng ngày. Ngay cả các quan chức cấp cao của nhà nước cũng không đứng ngoài việc này. Theo nhà hùng biện Demosthenes, vào năm 355 trước Công nguyên, các đại sứ Athens đã rẽ hướng khỏi chuyến công du chính thức để bắt một con tàu từ Ai Cập và chiếm đoạt toàn bộ tài sản trên tàu! Tuy người Hy Lạp có cái nhìn khá thoáng về cướp biển, nhưng điều đó không đồng nghĩa họ luôn dung túng. Nỗ lực kiểm soát nạn cướp biển đã gặp khó khăn vì số lượng bọn cướp hoạt động quá lớn trên khắp Địa Trung Hải.
Từ vựng cần nhớ:
- Condone (v): tha thứ, bỏ qua
- Glorify (v): tôn vinh, ca ngợi
- Detour (n): đường vòng
- Liberal (adj): tự do, cởi mở
- Tolerate (v): khoan dung, chấp nhận
- Hamper (v): gây trở ngại, cản trở
F. The rising power of ancient Rome required the Roman Republic to deal with piracy in the Mediterranean. While piracy was a serious issue for the Republic, Rome profited greatly from its existence. Pirate raids provided a steady source of slaves, essential for Rome’s agriculture and mining industries. But this arrangement could work only while the pirates left Roman interests alone. (Q24-25) Pirate attacks on grain ships, which were essential to Roman citizens, led to angry voices in the Senate, demanding punishment of the culprits. Rome, however, did nothing, further encouraging piracy. (Q26) By the 1st century BCE, emboldened pirates kidnapped prominent Roman dignitaries, asking for a large ransom to be paid. Their most famous hostage was none other than Julius Caesar, captured in 75 BCE.
Khi La Mã cổ đại ngày càng lớn mạnh, Cộng hòa La Mã buộc phải đối mặt với vấn đề cướp biển trên Địa Trung Hải. Mặc dù đây là mối đe dọa nghiêm trọng, La Mã lại thu được nhiều lợi ích từ hoạt động này. Những cuộc tấn công của cướp biển đem lại nguồn nô lệ ổn định – yếu tố cực kỳ quan trọng đối với ngành nông nghiệp và khai khoáng của La Mã. Tuy nhiên, sự “cộng sinh” này chỉ có thể tiếp diễn miễn là quyền lợi của La Mã không bị động đến. Khi cướp biển bắt đầu tấn công các tàu chở ngũ cốc – nguồn lương thực thiết yếu cho dân La Mã – làn sóng phản đối dâng cao tại Thượng viện, kêu gọi xử lý nghiêm các thủ phạm. Tuy vậy, chính quyền La Mã vẫn không hành động, vô tình khiến tình trạng càng trở nên nghiêm trọng. Sang thế kỷ 1 trước Công nguyên, bọn cướp biển trở nên liều lĩnh hơn, bắt cóc cả những nhân vật cấp cao của La Mã để đòi tiền chuộc. Con tin nổi tiếng nhất mà chúng từng bắt giữ chính là Julius Caesar, vào năm 75 TCN.
Từ vựng cần nhớ:
- Profit (v): kiếm lời, có lợi
- Raid (n): cuộc đột kích, tấn công
- Grain (n): ngũ cốc, hạt
- Culprit (n): thủ phạm
- Embolden (v): làm liều lĩnh, tiếp thêm dũng khí
- Kidnap (v): bắt cóc
- Ransom (n): tiền chuộc
- Hostage (n): con tin
G. By now, Rome was well aware that pirates had outlived their usefulness. The time had come for concerted action. In 67 BCE, a new law granted Pompey vast funds to combat the Mediterranean menace. Taking personal command, (Q15) Pompey divided the entire Mediterranean into 13 districts, assigning a fleet and commander to each. After cleansing one district of pirates, the fleet would join another in the next district. The process continued until the entire Mediterranean was free of pirates. Although thousands of pirates died at the hands of Pompey’s troops, as a long-term solution to the problem, (Q18) many more were offered land in fertile areas located far from the sea. Instead of a maritime menace, Rome got productive farmers that further boosted its economy.
Tới thời điểm này, La Mã đã hiểu rằng bọn cướp biển không còn giá trị lợi dụng nào nữa. Đã đến lúc phải hành động một cách tổng lực. Năm 67 trước Công nguyên, một đạo luật mới được ban hành, trao cho Pompey một khoản ngân sách khổng lồ để dẹp loạn cướp biển trên Địa Trung Hải. Đích thân chỉ huy chiến dịch, Pompey chia toàn bộ vùng biển này thành 13 khu vực, mỗi khu có một hạm đội và chỉ huy riêng. Sau khi “dọn sạch” cướp biển ở một khu vực, hạm đội đó sẽ di chuyển đến hỗ trợ khu tiếp theo. Quy trình này được lặp lại cho đến khi toàn Địa Trung Hải hoàn toàn sạch bóng cướp biển. Dù hàng ngàn tên cướp đã bỏ mạng dưới tay quân đội của Pompey, nhưng về lâu dài, nhiều tên khác được khoan hồng bằng cách cấp đất đai màu mỡ ở vùng sâu trong đất liền – cách xa biển. Thay vì là mối đe dọa trên biển, họ trở thành những người nông dân chăm chỉ, góp phần củng cố nền kinh tế La Mã.
Từ vựng cần nhớ:
- Outlive (v): sống lâu hơn, vượt qua
- Concert (v): phối hợp, hành động cùng nhau
- Menace (n): mối đe dọa
- Command (v): chỉ huy, lãnh đạo
- Troop (n): quân đội, binh lính
Series giải đề IELTS Cambridge 19
- [PDF + Audio] Trọn bộ Cambridge IELTS 1 – 20 mới nhất
- [PDF + Audio] Sách IELTS Cambridge 19
- Đáp án Cambridge 19 & Lời giải chi tiết: Test 1 – Test 4
- Giải IELTS Cambridge 19 Test 1 Listening Part 1: Hinchingbrooke Country Park
- Giải IELTS Cambridge 19 Test 1 Listening Part 2: Stanthorpe Twinning Association
- Giải IELTS Cambridge 19 Test 1 Listening Part 3: Innovative Food Projects and Future Trends
- Giải IELTS Cambridge 19 Test 1 Listening Part 4: Ceide Fields
- Giải Cambridge IELTS 19 Test 1 Reading Passage 1: How tennis rackets have changed
- Giải Cambridge IELTS 19 Test 1 Reading Passage 3: The persistence and peril of misinformation
Học IELTS miễn phí cùng đội ngũ giảng viên đạt 9.0 IELTS chuyên môn giỏi, The IELTS Workshop sẽ đồng hành cùng bạn chinh phục kỳ thi IELTS với kết quả cao nhất!
