fbpx

Lỗi ngụy biện thường mắc phải trong tư duy logic và cách khắc phục

Lỗi ngụy biện thường mắc phải. Trong cuộc sống, ngôn ngữ là công cụ để chúng ta giao tiếp dù là tiếng Anh hay tiếng Việt. Mỗi một cuộc trò chuyện đều có những mục đích khác nhau. Khi giao tiếp chúng ta rất dễ dàng mắc phải lỗi ngụy biện mà rất khó để nhận ra. Nếu không khắc phục, người thường ngụy biện sẽ hình thành tư duy theo lối mòn cũ. Hãy cùng The IELTS Workshop tìm hiểu về lỗi ngụy biện thường ngày chúng ta dễ mắc phải và cách khắc phục nhé.

1. Lỗi ngụy biện thường mắc phải là gì

Ngụy biện (fallacy) là sự cố ý vi phạm các quy tắc logic trong suy luận nhằm mục đích đánh lạc hướng người nghe, người đọc, làm cho người khác nhầm tưởng cái sai là đúng và cái đúng là sai.

2. Các hình thức ngụy biện phổ biến

2.1. Ngụy biện tấn công cá nhân (Ad Hominem)

Thay vì bàn luận vào chủ đề, người tranh luận lại sỉ nhục, hạ bệ, công kích đối tượng tranh luận bằng ngôn từ theo khuynh hướng sỉ nhục và làm mất uy tín lời nói của đối phương.

Các câu ngụy biện tấn công cá nhân thường thấy là “có làm được chưa mà nói”, “chưa làm được gì chỉ biết khoác lác thì nói gì ai”,…Anh có làm được gì chưa mà đòi dạy đời?”

Kiểu ngụy biện tấn công cá nhân này thường xuất hiện rất nhiều trong các cuộc tranh cãi trên mạng. Khi tranh luận, nhiều người không bàn luận vào chủ đề chính mà chỉ chăm chăm mắng nhiếc, nhục mạ người khác.

2.2. Ngụy biện “Anh cũng vậy” (Tu Quoque fallacy)

Đối với kiểu ngụy biện này, người nói thương dùng các đặc tính thiếu sót, chưa hoàn thiện của người đối thoại, để từ đó phủ định ý kiến của anh ta.

Câu nói ví dụ hàm ý “cậu cũng chả làm được gì mà nói người ta”.

2.3. Ngụy biện hai sai thành đúng (Two wrongs make a right)

Với lỗi ngụy biện này, người mắc lỗi chứng minh mình đúng bằng cách chỉ ra rằng hai hay nhiều người cũng hành động như họ. Nói cách khác là lợi dụng sự ủng hộ của đám đông để biến luận điểm của mình thành đúng.

Ví dụ: “Ai cũng đã làm vậy nên chẳng có vấn đề gì cả“.

Rõ ràng luận điểm của ai đó được nhiều người đồng tình cũng chưa hẳn là đúng đắn. Vậy nên đừng vội tin những gì đám đông cho là đúng, cần phải có chính kiến của bản thân và biết cách quan sát, học hỏi bổ sung kiến thức.

2.3. Ngụy biện kết luận ẩu (Jumping to conclusion)

Khi vấn đề được đưa ra không có đủ bằng chứng và luận cứ để chứng minh nhưng người nói vẫn kết luận một cách vội vã, thiếu thuyết phục cho người nghe.

Lỗi ngụy biện này thường khá gặp trong cuộc sống khi đối thoại, bên A hiểu lầm ý của đối phương và đi vào kết luận trong khi thực chất ý của đối phương lại không phải vậy.

2.4. Ngụy biện cá trích (Red Herring fallacy)

Đánh lạc hướng đối phương bằng cách nêu lên một vấn đề không liên quan và cho rằng lí lẽ này phù hợp với vấn đề tranh luận, khiến mạch tranh luận bị chuyển hướng sang một vấn đề khác.

Cô giáo: “Các em hoàn thành bài tập về nhà cô giao hôm qua chưa?”

Bin: “Cô ơi hôm nay chúng ta học về thì tương lai đơn hay sao ạ?”.

2.5. Ngụy biện kinh nghiệm vụn vặt (Anecdotal Fallacy)

Thay vì đưa ra các luận điểm logic về vấn đề đang bàn thì chỉ dựa vào các kinh nghiệm cá nhân chủ quan, vụt vặt hoặc các bằng chứng có tính chất biệt lập, không đủ phổ quát của người nói.

3. Những cách khắc phục tránh lỗi ngụy biện

3.1. Suy nghĩ kỹ trước khi nói

Mỗi lời nói đều rất quan trọng phản ánh rõ con người của bạn. Để tránh lỗi ngụy biện trong tư duy và giao tiếp, bạn cần suy nghĩ trước khi nói. Lựa chọn những ngôn từ phù hợp với ngữ cảnh và có mục đích phù hợp. Tránh dùng những lời nói làm tổn thương đến đối phương và mối quan hệ.

3.2. Rèn luyện tư duy phản biện

Đây là quá trình tư duy chủ động và khéo léo bao gồm có việc xác định khái niệm, áp dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá một thông tin nào đó. Thông tin này được thu thập và gây dựng thông qua kỹ năng quan sát, qua kinh nghiệm, lý luận, giao tiếp của bản thân mỗi người. Đây là quá trình tư duy có trình tự rõ ràng, với lập luận khách quan, logic, có bằng chứng và không thiên vị. Đây là quá trình rất cần thiết để khi giao tiếp mọi lời nói của bạn logic và mang tính thuyết phục hơn.

3.3. Tham gia cuộc thi hùng biện

Tham gia các cuộc thi hùng biện cũng là một trong những cách giúp bạn rèn luyện và tránh lỗi ngụy biện. Ở đó bạn được hòa mình vào những cuộc tranh luận mang tính giáo dục và phát triển bản thân, được các ban giám khảo đưa ra những nhận xét khách quan giúp biết được đúng sai ở đâu.

Hiện nay có rất nhiều chương trình tổ chức các cuộc thi hùng biện đặc biệt dành cho học sinh. Bạn có thể theo dõi nhưng sẽ đặc biệt hơn nếu bạn trực tiếp tham gia, sẽ học hỏi được nhiều điều và rèn cho bản thân. The IELTS Workshop hiện đang tổ chức cuộc thi hùng biện tiếng Anh SPEAK YOURSELF. Hãy tìm hiểu và theo dõi cuộc thi cũng như chuỗi sự kiện The IELTS EXPO để trang bị cho bản thân những kỹ năng cần thiết nhé.

3.4. Giữ bình tĩnh

Trong giao tiếp thường ngày không khó xảy ra những cuộc tranh luận. Khi đang trong một cuộc tranh luận. Bạn cần bình tĩnh với để đưa ra những ý kiến, suy nghĩ một cách rõ ràng. Bạn càng mất bình tĩnh thì sẽ càng dễ rơi vào cái “bẫy tâm lý” của đối phương. Chỉ khi bình tĩnh bạn mới có thể đánh giá lập luận và dẫn chứng một cách chính xác, từ đó tìm ra phương pháp ứng đối phù hợp.

Với một số lỗi ngụy biện và cách khắc phục được nêu trên đây,The IELTS Workshop hi vọng bạn sẽ tránh được những lỗi trong giao tiếp, tránh những lập luận “cùn”, mâu thuẫn, và tránh việc đi lạc trọng tâm vấn đề, đồng thời nâng cao khả năng thuyết phục và khả năng phân tích mạch lạc của bản thân, phát triển tư duy và cải thiện mọi cuộc giao tiếp trong cuộc sống.

Đăng ký tư vấn lộ trình miễn phí

Bạn hãy để lại thông tin, TIW sẽ liên hệ tư vấn cho mình sớm nha!

"*" indicates required fields

Đăng ký tư vấn miễn phí

Bạn hãy để lại thông tin, TIW sẽ tư vấn lộ trình cho mình sớm nha

"*" indicates required fields

1900 0353 Chat on Zalo