Không phải ngữ pháp (Grammar) hay Từ vựng (Lexical Resources), Task Response và Coherence & Cohesion là 2 tiêu chí cần tập trung cải thiện vào nếu bạn muốn đạt band 7.0 IELTS Writing trở lên. Cùng The IELTS Workshop tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Vì sao band 7.0 IELTS Writing lại khó đến vậy?
Điểm bài IELTS Writing sẽ là số điểm trung bình của 4 tiêu chí:
- Task Response (Đáp ứng được yêu cầu đề bài)
- Coherence & Cohesion (Có tính mạch lạc và liên kết trong lập luận cũng như câu từ)
- Grammar Range & Accuracy (Sự đa dạng và chính xác của ngữ pháp)
- Lexical Resources (Sự đa dạng và chính xác của từ vựng)
Coherence & Cohesion và Task Response thường bị không được chú ý đúng mức
Theo Mrs Pauline Cullen – Đồng tác giả cuốn The Official Guide to IELTS, lí do nhiều thí sinh giậm chân tại band 6.0 – 6.5 Writing và không thể tăng đến band 7 và cao hơn nằm ở 2 tiêu chí này.
“Nhiều bài mẫu (writing sample) trên Internet thường được gắn cái mác band 9. Trên thực tế, Task Response và Coherence & Cohesion của những bài viết này chỉ dừng ở band 6. Điều này cho thấy 2 tiêu chí trên chưa thật sự được nhìn nhận đúng.” – Mrs Cullen cho biết.
Cũng theo Mrs Cullen, từ vựng và ngữ pháp không phải tất cả. Kể cả khi bạn có vốn từ & cấu trúc câu rộng như người bản xứ, việc ngồi xuống và viết được ngay một bài essay mạch lạc là điều không đơn giản.
Đây là lí do nhiều người nói tiếng Anh bản ngữ cũng gặp khó khăn trong việc lấy band 7 IELTS Writing. Việc các thí sinh cần để tâm là lên được kế hoạch (dàn bài) và tư duy lập luận, sao cho đáp ứng được yêu cầu của đề bài, từ đó thuyết phục được người chấm (giám khảo IELTS).
Các vấn đề thường gặp
Về Task Response band 6
- Chưa thực hiện hết các yêu cầu đề bài (Not address all parts of the task)
- Thái độ, quan điểm của người viết chưa rõ ràng (chưa thể hiện rõ ở Mở bài và Kết bài) (not present a clear position)
- Người viết chưa giải thích hay phát triển ý tưởng chính (not present or develop relevant main ideas)
Về Coherence & Cohesion band 6 – 7:
- Thông tin đã được sắp xếp 1 cách mạch lạc (band 6) nhưng chưa được phát triển xuyên suốt bài viết (band 7) (without a clear progression throughout the essay)
- Các công cụ nối (cohesive device) còn lỗi ở cấp độ giữa các câu/đoạn
- Chưa có ý tưởng rõ ràng cho từng đoạn (từ band 7 trở đi) (present a clear topic in each paragraph)
2. Vì sao nên tập trung cải thiện Task Response và Coherence & Cohesion?
Cải thiện vốn từ vựng hay cấu trúc là điều cần thiết. Tuy nhiên, ta cần xác định một thực tế rằng, ta sẽ không bao giờ tích lũy “đủ” số từ vựng hay cấu trúc ngữ pháp cho IELTS. Đơn giản vì ta không thể biết chủ đề Writing mà mình có thể gặp phải là gì để chuẩn bị cho nó.
Bên cạnh đó, việc có nhiều ý tưởng viết bài sẽ không phát huy tác dụng nếu bạn chỉ đưa ra mà không có minh chứng, giải thích cho những ý tưởng ấy.
Trong khi đó, việc rèn luyện Task Response và Coherence & Cohesion sẽ có tác dụng trong mọi tình huống. Bởi IELTS Writing không phải là bài kiểm tra ý tưởng, mà là bài kiểm tra ngôn ngữ. Nếu lập luận của bạn thuyết phục được người đọc, thì có 1 – 2 ý tưởng là quá đủ để giám khảo ghi nhận rồi.
3. Một vài lưu ý để cải thiện Task Response và Coherence & Coherence
3.1. Xác định yêu cầu của đề bài (the “task” )
Thí sinh cần làm lần lượt 2 bước là:
- Bước 1: Xác định “All parts of the task” (Đề bài yêu cầu gì, nói đến đối tượng nào,…)
- Bước 2: “Address” – Thực hiện yêu cầu đề bài. (Lúc này, thí sinh mới lên ý tưởng để trả lời câu hỏi)
Vấn đề thường gặp của đa số thí sinh là bỏ qua Bước 1 và “nhảy” tới Bước 2 (lên ý tưởng) luôn.
Việc này khiến thí sinh không có được định hướng đúng cho bài viết ngay từ đầu, và đây cũng chính là lý do chủ yếu khiến nhiều thí sinh không đáp ứng được tất cả các yêu cầu của đề bài IELTS Writing Task 2.
Để khắc phục điều này, người học nên tập cho mình thói quen: Xác định rõ tất cả các yêu cầu của đề bài (All parts of the tasks) trước khi thực hiện (address) những yêu cầu đó.
Ví dụ
In the developed world, average life expectancy is increasing. What problems will this cause for individuals and society? Suggest some measures that could be taken to reduce the impact of ageing populations
(Ở một vài quốc gia đã phát triển, độ tuổi trung bình của dân số đang tăng lên. Việc này có thách thức gì với các cá nhân và xã hội? Đưa ra một vài giải pháp để giảm thiểu các ảnh hưởng của vấn đề dân số già)
- Tình huống 1: Thí sinh viết về sự tăng độ tuổi trung bình tại các nước đang phát triển.
➞ Thí sinh lạc đề
➞ Giám khảo đánh giá “Không đáp ứng đầy đủ bất kì yêu cầu nào của đề bài”.
- Tình huống 2: Thí sinh chỉ nêu ra được những ảnh hưởng của dân số già lên cá nhân và đưa ra giải pháp, mà chưa nói được những ảnh hưởng lên xã hội.
➞ Giám khảo sẽ kết luận thí sinh “Chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu của đề bài.”
- Tình huống 3: Thí sinh chỉ nêu ra được những ảnh hưởng của dân số già lên cá nhân và xã hội, mà chưa nói được những giải pháp.
➞ Giám khảo cũng kết luận thí sinh “Chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu của đề bài.”
- Trường hợp 4: Nếu thí sinh nêu được cả hai phần: những tác động lên cá nhân và xã hội và giải pháp cho vấn đề này
➞ Giám khảo sẽ đánh giá bài viết “Thực hiện được tất cả các yêu cầu của đề bài.”
Như vậy, có thể thấy để thực hiện toàn bộ các yêu cầu, thí sinh cần trải qua phân tích và xác định “All part of the task trước.” Ở đề bài này là:
- Các câu hỏi trong bài (nhiệm vụ): Nêu Problems (thách thức) và Solutions (giải pháp).
- Chủ đề (topic) của bài:
- Chủ đề cụ thể: Aging population (Dân số già).
- Các đối tượng được đề cập: Developed countries (Các quốc gia phát triển), Aging population (Dân số già)
3.2. Phát triển luận điểm rõ ràng xuyên suốt bài viết (A clear position and clear progression)
Để có luận điểm rõ ràng xuyên suốt bài viết, người học cần chú ý xác định quan điểm rõ ràng (a clear position) ngay từ trước khi viết bài và không thay đổi quan điểm (clear progression) trong suốt quá trình viết.
Đồng thời, trong quá trình viết, người học cũng nên tự đặt cho mình câu hỏi rằng các luận điểm ở đoạn Body có thực sự góp phần củng cố quan điểm hay không.
Ví dụ
Governments should not have to provide care or financial support for elderly people because it is the responsibility of each person to prepare for retirement and support him or herself.
To what extent do you agree or disagree with this opinion?
(Chính phủ không cần phải hỗ trợ quan tâm và tài chính tới người già, bởi chuẩn bị cho nghỉ hưu là trách nhiệm cá nhân của mỗi người. Bạn đồng ý hay không đồng ý đến mức nào?)
- Tình huống 1: Thí sinh không đồng ý với quan điểm này (trong mở bài) và thể hiện như sau:
In my opinion, I strongly disagree that elderly people should prepare for retirement by him or herself (Tôi không đồng ý với việc người già nên tự chuẩn bị cho việc nghỉ hưu)
➞ Thí sinh có đưa ra ý kiến cá nhân. Tuy nhiên, câu trên chỉ đề cập đến trách nhiệm của người già, chứ chưa đề cập đến trách nhiệm của chính phủ. Như vậy, bài viết của thí sinh có đưa ra quan điểm nhưng quan điểm ấy không rõ ràng.
- Tình huống 2: Thí sinh không đồng ý với quan điểm này (trong mở bài), và đoạn thân bài thí sinh viết là:
Body 1:”On the one hand, in my opinion…”
Body 2: “On the other hand, many people believe…”
➞ Thí sinh đưa ra luận điểm của bản thân trong Body 1. Tuy nhiên, thí sinh lại nói về luận điểm của người khác trong Body 2. Vậy thí sinh có thể hiện quan điểm, song quan điểm này chưa được phát triển một cách rõ ràng.
Tạm kết
Luyện tập các xác định yêu cầu đề bài và cải thiện tính mạch lạc, tính liên kết trong các đoạn văn sẽ giúp hoàn thiện hơn bài viết Writing Task 2 của bạn. Tuy nhiên, đây không phải là một điều đơn giản bởi Task Response và Coherence & Cohesion không có cách để xác định đúng – sai dễ dàng như tiêu chí từ vựng hay ngữ pháp. Bí quyết để cải thiện chính là sự rèn luyện thường xuyên và tham gia trao đổi, chữa bài với những người có kinh nghiệm.
Nếu bạn mong muốn hiểu sâu về Task Response và Coherence & Cohesion, cũng như “nâng trình” IELTS Writing toàn diện về cả Lexical Resources và Grammar Range, hãy tham khảo khóa học IELTS Master (6.5 – 7.0/7.5) của The IELTS Workshop ngay nhé!