fbpx

Những sai lầm trong IELTS Speaking Part 3 bạn nên tránh

Speaking là kỹ năng vừa giúp thí sinh lấy điểm nhưng cũng là kỹ năng khiến thí sinh dễ dàng mất điểm. Cùng cô Xuân Nhi – Giáo viên tại The IELTS Workshop TP. HCM khám phá những sai lầm trong Speaking Part 3 bạn nên tránh. Cũng như cách khắc phục cho vấn đề này nhé.

Câu trả lời quá ngắn hoặc quá dài

Trong phần thi Part 3, thí sinh sẽ cùng giám khảo sẽ tập trung thảo luận sâu hơn vào chủ đề liên quan từ Part 2. Đây được đánh giá là phần thi “khó nhằn” nhất trong IELTS Speaking. Nhưng cũng cho bạn nhiều cơ hội nhất để thể hiện các kỹ năng sử dụng từ vựng và ngữ pháp của mình.

Nếu bạn nói quá ít, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội thể hiện hết khả năng tiếng Anh của mình cũng như những ý tưởng, quan điểm mà bạn cần phải diễn đạt. Tuy nhiên, nếu bạn cứ nói và nói mà nội dung sáo rỗng và không mạch lạc, chắc chắn đây sẽ là phần thi không gây ấn tượng tốt. Hãy cố gắng nói từ 3-6 câu đối với mỗi câu hỏi trong Part 3 bằng cách mở rộng câu trả lời với các ví dụ hay giải thích cho từng câu hỏi.

Trả lời ngay lập tức dù cho bạn không hiểu câu hỏi

Nếu bạn không hiểu bất kỳ câu hỏi nào trong Part 3, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu giám khảo nhắc lại câu hỏi hoặc hỏi theo cách khác. Sau đây là một số mẫu câu mà bạn có thể hỏi trong phòng thi:

  • I’m not quite sure I understand what you mean. 
  • Can you repeat the question, please?
  • I don’t think I know what you mean. 
  • Do you mind repeating the question, please?

>> Xem thêm: Làm gì khi không hiểu câu hỏi của giám khảo IELTS khi thi Speaking

Hiểu rõ câu hỏi giúp thí sinh đưa ra được câu trả lời súc tích và đúng trọng tâm. Tuy nhiên, nếu bạn yêu cầu giám khảo lặp lại từng câu hỏi. Họ có thể nghĩ rằng bạn có vấn đề với việc hiểu tiếng Anh. Vì vậy bạn sẽ đạt điểm thấp hơn. Do đó, luyện tập kỹ năng nghe hiểu song song với kỹ năng Speaking là hết sức quan trọng nhé.

Học tủ câu trả lời mẫu

Một điều rõ ràng là mỗi giám khảo chấm thi IELTS đều đối thoại với hàng chục thí sinh trong phòng thi mỗi ngày. Nên họ là những người có đủ kinh nghiệm và năng lực để có thể nhìn ra được khi nào thí sinh nào đang “trả bài” một câu trả lời mẫu rập khuôn.

Thay vì học thuộc những câu hỏi mẫu, bạn nên tập làm quen với các chủ đề, lên ý tưởng và nghiên cứu thêm trên mạng. Ngoài ra, trong phòng thi, nếu không biết câu trả lời chính xác cho một câu hỏi. Bạn vẫn hoàn toàn có thể đạt điểm cao. Vì giám khảo quan tâm đến cách bạn nói hơn là những gì bạn nói. Bạn hãy nhớ rằng không có câu trả lời đúng hay sai.

Ví dụ, nếu bạn được hỏi: “Làm thế nào để nâng cao chất lượng cuộc sống của người lớn tuổi ở đất nước bạn?”

Và bạn không biết phải nói gì, bạn có thể giải thích tại sao bạn không biết. Bạn có thể nói: “I’m not sure I can answer the question accurately, as I’m not a senior citizen and this has never crossed my mind. However, the fact that my grandparents have been enjoying life to the full will probably give me some ideas about how the elderly can have a better quality of life …” 

Điều này chứng tỏ với giám khảo bạn có thể nói và phát triển câu trả lời của mình. Ngay cả khi phần được hỏi không giống những gì bạn chuẩn bị.

Sử dụng nhiều từ vựng lạ và khó

Nhiều thí sinh trước khi vào phần thi Speaking cố nhồi nhét rất nhiều từ vựng “khủng”. Và trong phần thi của mình. Đặc biệt là Part 3, họ cố gắng đưa thật nhiều những từ vựng mình đã học vào câu trả lời. Việc này có thể phản tác dụng vì sẽ rất dễ dàng sử dụng sai ngữ cảnh.

Cách tốt nhất chúng ta nên học sử dụng những từ vựng hay từ theo cụm này thường xuyên khi luyện tập. Để chắc chắn rằng bạn hiểu đúng các sắc thái nghĩ của từ. Hãy học và áp dụng từ vựng dựa trên những ý tưởng bạn muốn truyền đạt và không nên gò bó bản thân với những từ vựng quá khó.

Chỉ sử dụng các cấu trúc ngữ pháp quá đơn giản

Đa phần các thí sinh được khuyên không nên sử dụng các cấu trúc phức tạp. Vì có thể gây phản tác dụng nếu bạn không nắm chắc ngữ pháp. Làm ảnh hưởng đến độ trôi chảy và mạch lạc của câu trả lời. Tuy nhiên, phần thi Part 3 có mục đích kiểm tra khả năng của bạn phát triển ý tưởng cho Part 2 như thế nào. Nếu chỉ sử dụng các câu đơn và thì hiện tại đơn chẳng hạn. Rõ ràng là bạn sẽ không được đánh giá cao phải không nào? 

Việc sử dụng các cấu trúc khó như mệnh đề có điều kiện. Ngay cả khi mắc một số lỗi nho nhỏ thì giám khảo vẫn sẽ đánh giá bạn cao hơn những thí sinh chỉ sử dụng các câu ngắn và đơn giản. Một số ví dụ về cấu trúc ngữ pháp phức tạp mà bạn có thể sử dụng gồm: mệnh đề If, mệnh đề thời gian (as soon as),  câu tường thuật, động từ khiếm khuyết (might have, can’t have…).

Do đó, khi bạn học các quy tắc ngữ pháp, hay luôn cố gắng sử dụng chúng khi nói. Khi luyện tập, hãy ghi âm lại chính mình và sau đó nghe lại một cách cẩn thận. Viết ra những lỗi ngữ pháp mà bạn mắc phải sẽ giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện ngữ pháp khi bạn nói.

Tác giả: Cô Xuân Nhi – Giáo viên tại The IELTS Workshop TP. HCM

Tạm kết

Trên đây là một số sai lầm trong Speaking part 3 mà nhiều bạn thí sinh thường mắc phải. Để có thể nâng cao khả năng làm Speaking cũng như làm quen với nhiều dạng đề thi khác. Bạn có thể tham khảo khóa Senior của The IELTS Workshop để nâng band dễ dàng hơn nhé.

Ngoài ra, bạn có thể Test trình độ IELTS của mình MIỄN PHÍ ngay tại đây:

sai lầm trong speaking part 3

Đăng ký tư vấn lộ trình miễn phí

Bạn hãy để lại thông tin, TIW sẽ liên hệ tư vấn cho mình sớm nha!

"*" indicates required fields

Đăng ký tư vấn miễn phí

Bạn hãy để lại thông tin, TIW sẽ tư vấn lộ trình cho mình sớm nha

"*" indicates required fields

1900 0353 Chat on Zalo