fbpx

Cách viết Writing Task 1 Pie Chart giúp bạn đạt điểm cao 

Pie Chart là một trong những dạng bài của IELTS Writing Task 1. Đây là loại biểu đồ đặc biệt được thể hiện dưới dạng một “chiếc bánh” được chia làm nhiều phần. Việc mô tả chiếc bánh này tuy có nét tương tự nhưng cũng có một vài đặc điểm khác biệt so với các hình dáng biểu đồ khác. Hãy cùng The IELTS Workshop (TIW) tìm hiểu cách viết Writing Task 1 Pie Chart nha.

1. Dạng bài Biểu đồ Tròn (Pie Chart) trong IELTS Writing Task 1

1.1. Khái niệm Biểu đồ tròn (Pie chart)

Là biểu đồ dùng để so sánh các đối tượng ở mức tổng thể. Mỗi phần biểu diễn số liệu (thường ở dạng phần trăm) cho một đối tượng nào đó, tên các đối tượng với màu hoặc ký hiệu của chúng thường được liệt kê bên cạnh.

1.2. Các loại Biểu đồ tròn (Pie chart)

Pie chart có thể chia thành 2 loại:

  • Loại không thay đổi theo thời gian (biểu đồ tĩnh – static chart): đề bài chỉ có một biểu đồ tròn duy nhất. Loại này tương đối ít gặp.
  • Loại có thay đổi theo thời gian (biểu đồ biến động – dynamic chart): đề bài thường có nhiều chart trong đó số lượng từ 2-4 chart là phổ biến nhất.

Cũng như với bất kì đề bài Task 1 nào. Việc đầu tiên chúng mình cần làm là phân tích xem dạng biểu đồ được cho là biểu đồ biến động (dynamic chart) hay biểu đồ tĩnh (static chart) nhé. Việc xác định này sẽ ảnh hưởng đến cách mô tả của bài viết, vì chỉ với dynamic chart, chúng mình mới có thể đề cập đến các xu hướng như grow, decline, fluctuate hay peak thôi.

Việc xác định này cũng rất đơn giản. Hãy quan sát trong câu hỏi đề bài và các chú thích trong biểu đồ xem có bao nhiêu mốc thời gian (tháng hoặc năm) được thể hiện. Nếu biểu đồ có từ 2 mốc thời gian trở lên thì đó là dynamic chart, còn nếu chỉ có 1 hoặc không có mốc thời gian nào thì đó là static chart.

cách viết writing task 1 pie chart

Dynamic pie charts

cach viet writing task 1 pie chart

Static pie charts

2. Các bước viết Writing Task 1 Pie Chart

2.1. Đọc đề và phân tích đề

Đọc đề và phân tích đề luôn là bước đầu tiên và quan trọng nhất khi làm bài Writing. Với dạng Pie Chart, khi phân tích đề, bạn cần lưu ý các điều sau:

  • Có bao nhiêu biểu đồ tròn trong đề bài? Các biểu đồ biểu thị hạng mục gì?
  • Biểu đồ có sự thay đổi về thời gian hay không? Các mốc thời gian được đưa ra: là quá khứ, hiện tại hay tương lai?
  • Địa điểm biểu đồ biểu thị là ở đâu?
  • Đơn vị của biểu đồ là gì?  Phần trăm, tuổi hay số, con số.

    Sau khi xác định các yếu tố cơ bản của biểu đồ, bạn tiếp tục chú ý tới các chi tiết:
  • Có sự tăng, giảm gì về giá trị của các hạng mục?
  • Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị bằng nhau.
  • Các điểm đặc biệt trong biểu đồ, có điểm gì đáng chú ý hay không.

2.2. Lập dàn ý

Cấu trúc của bài sẽ gồm lần lượt 3 phần:

Introduction: Ở phần này, bạn chỉ đơn giản paraphrase lại đề bài bằng những từ đồng nghĩa.

Ví dụ:

Đề bài: The pie charts below show how dangerous waste products are dealt with in three countries.

=> The charts compare Korea, Sweden and the UK in terms of the methods used in each country to dispose of harmful waste.

Overview: bạn luôn luôn chú trọng đầu tiên tới xu hướng chính trong biểu đồ. Nếu biểu đồ không có xu hướng (không có thời gian), bạn có thể nêu ra giá trị lớn nhất hoặc giá trị nhỏ nhất.

Body: 

– Nếu biểu đồ chỉ có một Pie Chart duy nhất, bạn sắp xếp và miêu tả thông tin từ lớn nhất đến nhỏ nhất. 

– Nếu trường hợp có hai hay nhiều biểu đồ, bạn có thể làm theo các bước sau đây:

  • Đánh dấu các hạng mục được thể hiện trong biểu đồ theo xu hướng bằng các mũi tiên lên, xuống hoặc không thay đổi
  • Chia các hạng mục theo từng nhóm để so sánh và đối chiếu
  • Miêu tả thông tin thành hai đoạn thân bài một cách mạch lạc và logic. Lưu ý các điểm đặc biệt của biểu đồ như các giá trị bằng nhau, gấp đôi, gấp ba,…

2.3. Viết bài pie chart

Sau khi đã có được dàn ý, việc tiếp theo bạn cần làm là viết bài. Tương tự với các dạng bài khác, bạn chỉ nên dành khoảng 15 phút cho quá trình viết bài.

3. Dưới đây là một vài ghi chú riêng cần nhớ khi miêu tả pie chart

3.1. Khi viết câu report về số liệu: 

Chúng mình sẽ không thể report bằng “the number of” được, hãy làm quen với “the percentage of/ the rate of/ the proportion of” nhé!

Ví dụ: (1) A surge of 50% was witnessed in the percentage of electricity from nuclear power during this period.

 (2) The proportion of time spent browsing social networks on phones almost doubles that of tablets.

3.2. Sử dụng phân số thay thế cho phần trăm: 

Khi rút gọn các số phần trăm, chúng ta có thể có một cách khác để report số liệu cho bài đỡ nhàm chán. (Nên sử dụng các phân số có mẫu số là 2, 4, 5 hoặc 10)

Ví dụ:

90%nine in ten
80%four fifths
75%three quarters
60%three fifths
50%half
40%two fifths
25%a quarter
20%a fifth
<10%a fraction, a minority, a minor percentage

*Lưu ý: đừng lạm dụng cách viết này và viết những phân số quá khó nhé (chẳng hạn như 24% = six twenty-fifths). Thay vào đó hãy tìm một phân số khác gần nhất để thay thế:

Ví dụ: 24% = below/ approximately 25% = below/ approximately a quarter

66% = over 60% = over three fifths

3.3. Các động từ nói về “chiếm …%”:

  • be
  • take up
  • constitute
  • account for
  • comprise
  • occupy

Ví dụ: (1) In the 90s, coal constituted over a quarter of the total production value, identical to the figure for natural gas.

(2) Time spent reading news occupied merely a fraction of screen time on both devices.

Tạm kết

Với các bước chinh phục bài IELTS Writing Task 1 Pie chart trên, dạng bài này chắc chắn trở nên dễ dàng hơn với bạn. Bạn có thể đọc thêm chiến thuật làm các dạng bài Writing Task 1 khác của The IELTS Workshop cũng như phương pháp tại khóa học Pre-Senior 6.0+ IELTS nhé.

khóa học pre senior

Đăng ký tư vấn lộ trình miễn phí

Bạn hãy để lại thông tin, TIW sẽ liên hệ tư vấn cho mình sớm nha!

"*" indicates required fields

Đăng ký tư vấn miễn phí

Bạn hãy để lại thông tin, TIW sẽ tư vấn lộ trình cho mình sớm nha

"*" indicates required fields

1900 0353 Chat on Zalo