Năm Nhất – giai đoạn ‘chuyển tiếp’ quan trọng của cuộc đời, đan xen với những háo hức, hồi hộp và cả lo lắng. Bao quanh bạn bây giờ là môi trường mới, bạn bè mới, những mối quan hệ mới. Bạn nghĩ rằng đây là thời điểm hoàn hảo để “xả hơi” sau một khoảng thời gian ôn luyện căng thẳng. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, bạn sẽ bỏ lỡ giai đoạn quan trọng để đặt nền tảng cho tương lai sau này. Vậy, một sinh viên năm Nhất cần chuẩn bị những gì?
1. Xây dựng khả năng tự học
Năng lực của bạn sau này sẽ quyết định chủ yếu bởi khả năng tự học.
Phần lớn học sinh Việt Nam không được trang bị kỹ năng này. Các bạn hầu như chỉ làm theo những gì thầy cô dạy trên lớp.
Ở trường Đại học, những kiến thức được dạy trong buổi học chỉ là một phần rất nhỏ so với “biển” kiến thức ngoài kia. Bạn không thể trông chờ thầy cô giải cho từng bài tập nhỏ, giao cho bộ câu hỏi đề cương trước khi thi,… như thời trung học. Vì thế, nếu không chủ động học hỏi và tìm kiếm thêm, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn – trước tiên là việc hoàn thành học phần, sau là khi ra ngoài xã hội.
Học tập hiệu quả không phải là chuỗi ngày nghe giảng – làm bài tập được giao – đi thi, rồi kết thúc môn là quên sạch. Tự học là khi bạn:
Thế nên thay vì:
Lên lớp học → Về nhà ôn → Đi thi → Quên
hãy:
Tìm mục tiêu môn học → Học trong sách (Đọc) → Học trên lớp (Trao đổi với thầy cô) → Học thực tế (Thực tập/Đi làm/…)
Hiện nay, hầu hết các trường Đại học đều có những công cụ hỗ trợ cho sinh viên như thư viện sách, thư viện trực tuyến, trang tra cứu khoa học,…. Bạn cũng nên chủ động tìm kiếm và đối chiếu thông tin bằng cách sử dụng những công cụ như Google Scholar, hỏi các anh chị khóa trên,…. hay tìm hiểu thêm những trang web học trực tuyến.
2. Đừng bỏ qua tuần lễ định hướng sinh viên năm Nhất
Vào đầu năm học, các trường Đại học hầu như đều tổ chức hoạt động Chào mừng tân sinh viên
Hoạt động này có thể diễn ra theo dạng sự kiện theo đợt (Orientation Day/ Orientation Week), hoặc nhiều nơi còn tổ chức thành nguyên một khóa học ngắn (Orientation Program). Mục đích nhằm chuẩn bị cho sinh viên năm Nhất những gì cần thiết nhất (thông tin, kiến thức và kỹ năng) để học tập hiệu quả.
Trong quá trình chuyển tiếp từ trung học sang cuộc sống đại học, sẽ có rất nhiều thay đổi. Do đó, hoạt động này sẽ là cơ hội để các bạn làm quen với môi trường mới và sẵn sàng cho hành trình phía trước. Hãy chú ý theo dõi thông tin từ phía nhà trường hoặc thầy cô để không bỏ lỡ nhé.
3. Tham gia các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ, đội, nhóm
Khi mới bước vào trường đại học, ai cũng sẽ có những “bỡ ngỡ” ban đầu vì còn quá nhiều điều lạ lẫm. Lúc này, những câu lạc bộ, những hoạt động ngoại khóa sẽ là “cầu nối” giúp bạn hòa nhập với môi trường mới. Ở đó, bạn có thể tìm thấy những người cùng chung sở thích, hay những anh chị “senior” sẵn sàng hướng dẫn và giúp đỡ. Không chỉ mở rộng các mối quan hệ, bạn còn được học thêm những kỹ năng hay trải nghiệm mới.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn nên “chọn đại” một câu lạc bộ hay tham gia để “cho có”. Vì nếu bạn không thật sự yêu thích và có thể nhiệt tình với hoạt động đó, chính bạn sẽ là người cảm thấy mệt mỏi và không thoải mái.
Để tìm thấy một câu lạc bộ phù hợp, bạn có thể thông qua trang truyền thông trực tuyến của họ trên mạng xã hội, website, tờ rơi,… hoặc hỏi thêm thông tin từ chính các thành viên hiện tại.
Còn nếu không tìm thấy một câu lạc bộ phù hợp với mình thì sao?
4. Tìm một công việc part – time
Ngoài khuôn viên trường, còn nhiều điều thú vị khác ngoài kia cho bạn – một tân sinh viên có thể khám phá. Đi làm thêm là một ví dụ.
Là tân sinh viên, chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn sẽ khó mà tìm được một công việc mang tính chuyên môn hoặc liên quan đến ngành học ngay. Nhưng bạn hoàn toàn có thể tìm một công việc nhỏ phù hợp cho bản thân, hoặc may mắn hơn, là bắt đầu từ vị trí thực tập sinh.
Nếu bạn từng có kinh nghiệm dạy học cho mấy đứa em ở nhà, gia sư, trợ giảng tại các trung tâm là công việc phù hợp. Làm trợ giảng cho The IELTS Workshop chẳng hạn?
Nếu bạn thích viết lách, bạn có thể đi làm cộng tác viên cho các báo hoặc doanh nghiệp.
Bạn thích mai sau làm trong ngành dịch vụ? Những công việc trong quán cafe, nhà hàng là khởi đầu tốt.
Bạn đam mê cống hiến cho những hoạt động xã hội? Hãy tìm những cơ hội cộng tác viên cho những tổ chức phi chính phủ (NGO),…
Tuy nhiên, công việc chính của một sinh viên năm Nhất vẫn luôn là HỌC bạn nhé.
5. Học ngoại ngữ (tiếng Anh)
Dù phần lớn học sinh Việt Nam đều trải qua không dưới 7 năm học tiếng Anh thời trung học, chỉ có một số ít là có thể giao tiếp cơ bản. Trong bối cảnh phương pháp học và thi trên trường chủ yếu tập trung vào lý thuyết và Nghe- Đọc, kỹ năng Nói và Viết tiếng Anh của học sinh Việt thực sự còn yếu.
Hiện nay, hầu hết các trường Đại học đều yêu cầu chuẩn đầu ra tiếng Anh. Tưởng như bạn sẽ có nhiều thời gian, mới năm Nhất mà! Tuy nhiên, hãy lưu ý khi lên đến năm Hai, Ba, Bốn, bạn sẽ còn phải tập trung cao độ cho chuyên ngành, thực tập và tốt nghiệp cuối khóa.
Vậy nên, để tránh tình trạng không đủ điều kiện tốt nghiệp do chưa có chứng chỉ ngoại ngữ, bạn nên cân nhắc cải thiện tiếng Anh ngay từ bây giờ ngay thôi. Bạn có thể tham khảo cách bắt đầu lại với tiếng Anh, hoặc kinh nghiệm học tiếng Anh mà thầy cô tại The IELTS Workshop chia sẻ nhé.
6. Tìm hiểu chính mình và phát triển bản thân
Hiểu bản thân sẽ giúp bạn xây dựng lòng tin với chính mình, từ đó có được sự tự tin.
Có thể bạn đã nghĩ: mình đương nhiên là hiểu bản thân mình rồi. Nhưng thực tế không phải như vậy. Là một người trẻ, lại là sinh viên năm Nhất, bạn chắc chắn sẽ gặp nhiều va vấp, từ đó dẫn đến sự nghi ngờ chính bản thân.
Có lẽ khó khăn mà nhiều sinh viên năm Nhất gặp phải là chưa biết mình muốn gì. Có thể bạn chưa biết điểm mạnh của mình ở đâu, nhưng lại chỉ nhìn thấy những khuyết điểm của bản thân. Đây là lúc bạn cảm thấy tự ti và muốn bỏ cuộc.
Do đó, điều quan trọng là cần quan sát chính bản thân mình – bằng làm những điều mình thấy thích, trải nghiệm, đối mặt với nỗi sợ hãi, thất bại,…. Khi bạn tìm thấy điều phù hợp và hiểu bản thân muốn gì, bạn sẽ có lý do để trau dồi nó và biến nó thành điểm mạnh. Đây cũng là quá trình để bạn phát triển bản thân, dần dần tiến từ vùng an toàn (comfort zone) ra tới vùng phát triển (growth zone).
Xem thêm: Các kỹ năng cần thiết giúp bạn tăng khả năng hùng biện
Tạm kết
Trên đây là một vài lời khuyên dành cho các bạn sinh viên năm Nhất. Nếu bạn đang có dự định học IELTS, liên hệ ngay với TIW để nhận lộ trình phù hợp dành riêng cho mình nhé. The IELTS Workshop chúc các bạn tân sinh viên có một năm học mới thành công!