fbpx

Hướng dẫn cách làm bài ngữ âm thi THPT Quốc gia đạt điểm cao

Bài thi tiếng Anh là một trong các bài bắt buộc khi những sĩ tử bước vào kỳ thi THPT Quốc gia. Ngày thi đang cận kề, đây cũng là thời gian nước rút để các bạn nhìn lại quãng đường vừa đi qua. Đồng thời, đây cũng là lúc các học sinh của chúng ta bắt đầu ráo riết ôn lại những trọng điểm của bài thi. Cách làm bài ngữ âm thi THPT Quốc gia cũng là một trong những tiêu điểm ôn tập. Nếu bạn vẫn đang lo lắng vì làm chưa tốt phần thi này thì hãy cùng The IELTS Workshop ôn lại một số kỹ năng cần thiết trong phần chia sẻ dưới đây. 

1. Dạng bài ngữ âm trong bài thi tiếng Anh là gì?

Nếu học tiếng Anh bài bản, đúng trình tự thì phần ngữ âm chính là phần mở đầu cho công cuộc làm quen ngôn ngữ mới của chúng ta. Vì thế, trong bài thi tiếng Anh THPT, dạng bài ngữ âm cũng sẽ được thi đầu tiên với trường hợp đề không bị trộn. Bài thi ngữ âm hiện nay được chia làm 2 phần chủ chốt:

  • Dạng bài phát âm thi THPT Quốc gia
  • Dạng bài trọng âm thi THPT Quốc gia
Có hai dạng bài ngữ âm cần nắm
Có hai dạng bài ngữ âm cần nắm

2. Bí quyết cách làm dạng bài phát âm thi THPT Quốc gia

Cách làm bài thi ngữ âm THPT Quốc gia được chia ra làm 2 phần nên điểm số cũng được cưa đôi. Tức là, bài thi phát âm sẽ chiếm 50% số điểm trong phần thi ngữ âm. Thế nên, các bạn cần phải thật cẩn trọng trong từng đáp án để tránh bị mất điểm oan. 

Trong dạng bài phát âm cũng được chia thành các dạng chính hay được cho ra thi là: phát âm nguyên âm, phát âm phụ âm, phát âm với đuôi “s” và phát âm với đuôi “ed”. Với từng kiểu phát âm sẽ có bí quyết làm bài riêng. Bạn có thể tham khảo cụ thể bên dưới đây.

2.1. Dạng bài phát âm nguyên âm thi THPT Quốc gia

Theo bảng chữ cái tiếng Anh, chúng ta sẽ có 5 nguyên âm là u, e, o, a, i. Với 5 nguyên âm chính chúng ta căn cứ theo bảng phiên âm tiếng Anh IPA sẽ được 20 nguyên âm bao gồm cả đơn và đôi. Các bạn có thể sắp xếp các nguyên âm này theo những cách đối lập giúp dễ nhớ và dễ học nhất. 

Nguyên âm đơn: sẽ có nguyên âm dài và nguyên âm ngắn. Chúng ta có bảng sau:

Bảng nguyên âm đơn
Nguyên âm đơn được chia làm 2 loại là nguyên âm dài và nguyên âm ngắn

Nguyên âm đôi: nguyên tắc tạo nên nguyên âm đôi là từ 2 nguyên âm đơn

Bảng nguyên âm đôi
Nguyên âm đôi và các ví dụ về nguyên âm đôi

2.2. Cách làm bài ngữ âm thi THPT Quốc gia với dạng bài phát âm phụ âm

Trong tiếng Anh sẽ có tổng cộng 21 phụ âm. Những phụ âm này sẽ được chia thành 2 nhóm chính là hữu thanh và vô thanh. Bên cạnh đó, còn có một nhóm phụ âm nằm ngoài 2 nhóm này. 

Phụ âm hữu thanh: một mẹo nhận ra là khi phát âm bạn sẽ thấy dây thanh của mình rung lên.

Phụ âm hữu thanh
Phụ âm hữu thanh khi phát âm sẽ làm cho dây thanh rung lên

Phụ âm vô thanh: như tên gọi của nó, chúng ta chỉ cảm nhận nó như những cái bật ra hoặc như tiếng gió.

Phụ âm vô thanh
Phụ âm vô thanh khi phát âm không làm rung dây thanh

Nhóm các phụ âm còn lại không nằm trong 2 nguyên tắc trên.

Những loại phụ âm còn lại

2.3. Cách làm dạng bài phát âm đuôi “s”

Khi nhắc đến các từ phát âm đuôi “s” đa phần mọi người đều “xì” một cách vô tư khi phát âm. Điều này dẫn đến việc bị sai trong việc chọn đáp án thi. Vậy nên, bạn cần thuộc nằm lòng 3 nguyên tắc sau để tránh lúc nào cũng chỉ biết một cách phát âm của “s”

  • Nguyên tắc 1: khi tận cùng kết thúc bằng: /f/, /gh/, /t/, /k/, /p/ và /th/  thì sẽ được phát âm là /s/. Bạn có thể niệm thần chú sau nếu không thể nhớ được những âm trên: Prep – p => ghê -gh => thật -t => phải -f => không -k => thế -th.
  • Nguyên tắc 2: khi từ có kết thúc tận cùng là các âm: /s/, /ss/, /z/, /x/, /ge/, /ce/, /ch/, /s/h thì sẽ được phát âm là /iz/. Bạn có thần chú sau: Sẵn sàng -s và -ss => chung -ch => shức -sh =>xin -x => zô -z => giúp -ge => các em -ce.
  • Nguyên tắc 3: với những từ còn lại không nằm trong hai nguyên tắc trên thì phát âm là /z/

2.4. Hướng dẫn làm bài phát âm đuôi “ed”

Với dạng bài đuôi “ed” không phải lúc nào cũng “id” mà chúng ta cũng sẽ có 3 nguyên tắc sau:

  • Nguyên tắc 1: nếu từ có tận cùng là /t/ hoặc /d/ thì chắc chắn sẽ phát âm là /id/. 
  • Nguyên tắc 2: từ có tận cùng bằng /s/, /f/, /p/, /ʃ/, /tʃ/, /k/ thì sẽ được phát âm là /t/. Bạn có thể nệm thần chú sau nếu không thể nhớ nổi nhóm này: prep -p=> sẵn sàng -s => chiến -tʃ => không -k => fai -f => shợ -ʃ
  • Nguyên tắc 3: những từ không thuộc hai trường hợp trên sẽ được phát âm là /d/.
Nguyên tắc đọc /ed/

Nguyên tắc phát âm /ed/ dễ nhớ

3. Kinh nghiệm làm bài tập trọng âm thi THPT Quốc gia

50% số điểm còn lại trong cách làm bài ngữ âm thi THPT Quốc gia phải kể đến là phần thi trọng âm. Dạng bài trọng âm thi THPT Quốc gia sẽ chủ yếu là hai dạng sau đây. 

3.1. Cách làm bài trọng âm 2 âm tiết

Từ hai âm tiết có rất nhiều trong tiếng Anh và cũng có nhiều cách nhấn âm khác nhau. Bạn có thể tham khảo các nguyên tắc nhấn âm cho trường hợp này như sau:

  • Nguyên tắc 1: đa phần các từ sẽ được nhấn trọng âm ở âm tiết thứ 2. Ví dụ: attract, become.
  • Nguyên tắc 2: tính từ và danh từ thì luôn ưu tiên trọng âm nhấn vào âm tiết thứ nhất.
  • Nguyên tắc 3: những từ có thể vừa mang được nghĩa của danh từ lại có thể làm động từ thì có hai cách nhấn. Trọng âm nhấn sẽ ở âm tiết thứ nhất với trường hợp là danh từ. Trong trường hợp là động từ thì trọng âm sẽ nhấn vào âm tiết thứ 2.
  • Nguyên tắc 4: nếu trong từ của bạn có hai âm là  /ɪ/ hoặc /ə/ thì trọng âm sẽ không bao giờ rơi vào 2 âm này. 
Các nguyên tắc đánh trọng âm trong bài thi tiếng Anh
Cần nắm vững cách đánh trọng âm cho từng trường hợp

3.2. Cách làm dạng bài trọng âm 3 âm tiết trở lên

Những từ 3 âm tiết cũng không hiếm gặp trong tiếng Anh. Nhất là trong các bài thi thì chúng rất phổ biến nhằm mục đích gây hoang mang cho thí sinh. Thế nên, các bạn cần phải thật cẩn trọng trong lúc làm bài. Có 5 nguyên tắc lúc nào bạn cũng phải nhớ khi làm bài trọng âm từ 3 âm tiết trở lên như sau:

  • Nguyên tắc 1: trọng âm sẽ rơi vào âm liền kề phía trước của những từ có đuôi là/ic/, /ics/, /ian/, /tion/, /sion/.
  • Nguyên tắc 2: trọng âm sẽ được nhấn vào các từ có âm sau ở đuôi: /ade/, /ee/, /ese/, /eer/, /oo/, /ique/.
  • Nguyên tắc 3: các từ có âm cuối là /al/, /ful/, /y/ thì trọng âm sẽ được nhắn theo nguyên tắc là âm thứ 3 từ cuối của từ đếm lên. 
  • Nguyên tắc 4: tiền tố không làm thay đổi trọng âm của từ. 
  • Nguyên tắc 5: trọng âm sẽ nhấn đúng vào /ever/ nếu từ có kết thúc bằng đuôi này. 

4. Các lưu ý chung dành cho cách làm bài ngữ âm thi THPT Quốc gia

Muốn làm tốt phần bài thi ngữ âm các bạn thí sinh tuyệt đối không được làm theo cảm tính. Với những từ chưa biết kết quả bạn có thể bỏ qua và làm lại sao. Không nên bốc đồng đánh đại một đáp án.

Muốn học tốt ngữ âm các bạn cũng cần phải nắm được nghĩa từ và loại từ. Luyện cho mình thói quen sử dụng và phát âm chuẩn Anh – Anh hoặc Anh – Mỹ. Tuyệt đối không dùng cách phát âm Việt – Anh. Vì như vậy, chắc chắn bạn sẽ bị sai không chỉ phần phát âm mà cả phần trọng âm. Trong lúc làm bài, các bạn có thể phát âm khẽ từ để xác nhận từ cho chính xác nhất.  

Cần nắm vững kiến thức cách làm bài ngữ âm thi THPT Quốc gia
Cần nắm vững kiến thức trước khi bước vào thi

Qua bài viết trên, mong rằng bạn đã biết cách làm bài ngữ âm thi THPT Quốc gia hiệu quả nhất. Ngày thi cận kề, giờ không phải là ôn lại từ đầu mà là lúc để tập hợp lại những gì bạn được học. Bạn cũng có thể tham khảo thêm về Tổng hợp Ngữ pháp tiếng Anh trọng tâm trong kỳ thi THPT Quốc gia tại The IELTS Workshop. Chúc bạn sẽ có một kỳ thi tốt đẹp!

Đăng ký tư vấn lộ trình miễn phí

Bạn hãy để lại thông tin, TIW sẽ liên hệ tư vấn cho mình sớm nha!

"*" indicates required fields

Đăng ký tư vấn miễn phí

Bạn hãy để lại thông tin, TIW sẽ tư vấn lộ trình cho mình sớm nha

"*" indicates required fields

1900 0353 Chat on Zalo