fbpx

Cách mở rộng câu trả lời IELTS Speaking Part 2

Đối với nhiều thí sinh, việc hoàn thành và tận dụng tối đa 2 phút thời gian nói trong Speaking Part 2 vẫn là nhiệm vụ khó khăn. Các bạn thường gặp kết quả không mong muốn với những câu trả lời có phần gượng gạo, nhiều điểm dừng và thiếu sự tự tin. Trong bài viết này, hãy cùng TIW tìm hiểu cách mở rộng câu trả lời IELTS Speaking Part 2 nhé.

1. Đọc kỹ yêu cầu đề bài

Đối với mỗi dạng đề Part 2, phần lớn đề bài sẽ yêu cầu chúng ta mô tả lại một điều gì đó. Có thể là một địa điểm, một người mà bạn ngưỡng mộ hay một đồ vật mà bạn rất quý trọng. Bất kể đề bài là gì, hãy luôn nhớ phải đọc thật kỹ câu hỏi để tránh lạc đề.

E.g.: Describe a present or gift someone gave you that you really liked.
You should say:
– what kind of present/gift it was
– who gave it to you
– why he/she gave it to you
– and explain why you liked it so much

Đề bài trên đây yêu cầu chúng ta tập trung miêu tả món quà được người khác tặng. Vì vậy những tình tiết trong bài phải xoay quanh đồ vật đó. Thông thường, vẫn có nhiều thí sinh sẽ có xu hướng tả theo sở trường và dễ mắc lỗi tập trung miêu tả người tặng thay vì món quà đó thế nào. Từ đó, người nói dần chệch khỏi hướng đi đúng. 

2. Để ý ngữ pháp để tăng tính linh hoạt

Xuyên suốt 2 phút, sẽ có những đoạn bạn phải di chuyển tình tiết truyện về những thời điểm khác nhau. Đòi hỏi chúng ta phải nắm vững được những cấu trúc ngữ pháp cơ bản. Có thể sẽ có câu hỏi bạn về một sự kiện mà để lại trong bạn ấn tượng sâu sắc. Đòi hỏi việc cố định mạch truyện trong thì quá khứ. Hay sẽ có câu hỏi về quán café bạn ưa thích, giúp bạn có thể sử dụng linh hoạt giữa quá khứ và hiện tại, và trong tương lai sẽ còn tới quán café đó không.

Việc rèn luyện và sử dụng linh hoạt các thì trong Tiếng Anh sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị vững vàng hơn để có thể đương đầu với mọi dạng đề Part 2 mà không gặp khó khăn trong việc chuyển đổi hay kéo dài câu trả lời của mình. Đó cũng là bí kíp tận dụng cue cards trong Part 2 Speaking mà bạn có thể áp dụng.

E.g.:

  • Describe a book you have recently read. = > Past Tenses
  • Describe a sport that you enjoy. = > Present tenses
  • Describe a hobby you would like to take up in the future = > Future Tenses

3. Sử dụng câu hỏi gợi ý đi kèm 

Thông thường nếu ta chỉ tập trung vào câu hỏi chính, sẽ khó để thí sinh phát triển thêm ý. Nếu không có sự trợ giúp của các câu hỏi gợi ý (cue cards). Hoặc tự tạo ra các câu hỏi phụ (follow-up questions). Từ đó, một trong những cách hiệu quả để khiến câu trả lời dài, đầy đủ hơn chính là tận dụng những câu hỏi gợi ý. Nhằm tạo thêm tình tiết cho một câu chuyện liền mạch, không bị ngắt quãng. 

E.g. Describe a present or gift someone gave you that you really liked.

You should say:

  • what kind of present/gift it was
  • who gave it to you
  • why he/she gave it to you
  • and explain why you liked it so much

Quay lại đề bài trên, nếu bạn chỉ tập trung miêu tả món quà và người tặng nó theo ý hiểu của mình thì sẽ không bao quát được trọn vẹn mọi khía cạnh của nó. Hãy tận dụng những câu hỏi phụ để mở ra nhiều chi tiết hơn cho câu trả lời của mình.

Một số câu hỏi phụ bạn có thể tham khảo

  • what kind of present/gift it was:

Ngoài đề cập tới tên gọi của nó trong tiếng anh. Bạn hãy giới thiệu thêm về nguồn gốc xuất xứ, chất liệu, kiểu dáng,… của món đồ đó.

  • who gave it to you:

Mô tả đối tượng tặng bạn món quà đó, họ là ai và là người như thế nào. Tuy nhiên, không nên tả họ quá kỹ để có thêm thời gian cho việc miêu tả kĩ món đồ.

  • why he/she gave it to you:

Lí dó chúng ta nhận được món quà đó. Có thể là vào một dịp đặc biệt hay vì họ muốn thay lời cảm ơn chúng ta vì đã giúp đỡ họ. Càng nhiều lí do sẽ có càng nhiều dữ kiện để chúng ta khai thác cho câu hỏi phụ này.

  • and explain why you liked it so much:

Phần cuối này quan trọng không kém vì lúc này bạn sẽ đưa ra câu trả lời thiên về cảm xúc, giúp ta có thể phát triển được những cảm nghĩ thực sự và sự biết ơn về món đồ đó, đồng thời giảm bớt khả năng đưa ra đoạn kết có phần máy móc và thiếu tự nhiên.

4. Kể một câu chuyện thực tế

Sẽ thật dễ dàng nếu ta không còn phải tự thêu dệt nên những câu chuyện không xác thực và cần nhiều  thời gian để chuẩn bị. Vậy tại sao chúng ta không thuật lại những trải nghiệm mà chính bản thân bạn biết rõ nhất nhỉ?

Hãy tường thuật lại những câu chuyện có tính chân thực cao vì bản thân bạn đã trực tiếp trải qua nó. Bạn biết rằng ai đã ở đó cùng bạn, bạn đã đi tới đâu, làm những gì,… Thêm nữa, việc biết được những tình tiết phụ đi kèm có thể giúp ta thoát khỏi những đoạn bị chững lại, những khoảng trống hay thời gian còn dư khi đang nói.

Việc trả lời dựa trên câu chuyện mình đã trải qua vừa giúp ta chuẩn bị dễ dàng hơn, vừa giảm bớt được áp lực khi chuẩn bị trong vòng một phút. Lúc này, thay vì quá chú tâm vào take note từ khóa, ta có thể tận dụng thời gian cho phép để xâu chuỗi tình tiết truyện, đem tới một bài nói mạch lạc và hoàn thiện một cách không ngờ. 

E.g.: Describe a time you were ill

Với dạng đề này, chúng ta hoàn toàn có thể kể về đợt ốm nặng nhất mình đã từng trải. Có thể kể đến những câu hỏi phụ để câu chuyện thêm phần kịch tính như: Why were you ill? What the symptoms were? Were you hospitalized? Was it involved serious medical aid like surgery?… 

Tạm Kết

Trên đây là một số kiến thức hữu ích để mở rộng câu trả lời trong Part 2 IELTS Speaking. Để có thể học và nắm được phương pháp xây dựng câu trả lời cho phần thi IELTS Speaking Part 2, tham khảo ngay Khóa bổ trợ từng kỹ năng IELTS chuyên sâu của The IELTS Workshop nhé.

khoa-bo-tro-ky-nang-ielts-chuyen-sau-2-min

Đăng ký tư vấn lộ trình miễn phí

Bạn hãy để lại thông tin, TIW sẽ liên hệ tư vấn cho mình sớm nha!

"*" indicates required fields

Đăng ký tư vấn miễn phí

Bạn hãy để lại thông tin, TIW sẽ tư vấn lộ trình cho mình sớm nha

"*" indicates required fields

1900 0353 Chat on Zalo