fbpx

Tổng hợp cấu trúc câu trong tiếng Anh dễ hiểu và đầy đủ nhất

Việc nắm vững kiến thức về cách cấu tạo câu trong tiếng Anh giúp bạn nói, viết tiếng Anh chuẩn chỉ và “pro” hơn. Đây cũng là kiến thức nền tảng để bạn phát triển thêm kiến thức ngữ pháp, hay nâng trình độ tiếng Anh của mình. Cùng The IELTS Workshop tìm hiểu cấu trúc câu trong tiếng Anh với các ví dụ và bài tập luyện tập đi kèm nhé.

1. Cấu trúc câu trong tiếng Anh là gì?

Cấu trúc câu trong tiếng Anh chính là việc kết hợp các thành phần trong câu theo một trình tự cụ thể. Một số thành phần câu cơ bản bao gồm: chủ ngữ, động từ, tân ngữ, cụm từ, dấu câu,…hay một số thành phần khác. Tuỳ thuộc vào mỗi loại câu khác nhau mà cấu trúc câu sẽ sở hữu các thành phần khác nhau.

Với tiếng Anh, cấu trúc câu có thể bao gồm việc kết hợp các thành phần câu cơ bản hoặc các mệnh đề, kèm với sử dụng ngữ pháp phù hợp để cấu thành nên một văn bản hoàn chỉnh. Việc nắm vững các cấu trúc câu cơ bản giúp bạn diễn đạt ý tưởng một cách rõ ràng và chính xác.

2. Các thành phần cơ bản của câu

Trong tiếng Anh, 2 thành phần cơ bản nhất cấu thành nên một câu hoàn chỉnh là Chủ ngữĐộng từ, trong đó:

  • Chủ ngữ (Subject/S) là chủ thể thực hiện hành động hoặc tham gia vào một bối cảnh. Chủ ngữ thường là một danh từ.

Ví dụ: She sings. (Cô ấy hát.) Chủ ngữ trong câu là “She” (chủ thể thực hiện hành động).

  • Động từ (Verb/V) là từ dùng để diễn tả hành động, trạng thái hoặc quá trình diễn ra trong câu. Động từ thường đi kèm với chủ ngữ để diễn tả hành động của chủ ngữ đó. Trong tiếng Anh, ta có 2 loại động từ là động từ to be và động từ thường.

Ví dụ: He reads. (Anh ấy đọc) => Động từ trong câu là “reads” mô tả hành động của chủ thể.

Tuy nhiên, để phát triển và làm rõ thông tin cho câu, ta có thể sử dụng thêm các thành phần khác để cấu tạo nên câu như sau:

Thành phầnĐịnh nghĩaVí dụ
Tân ngữ (Object/O)Đối tượng chịu tác động của chủ ngữ, thuộc thành phần vị ngữ trong câuThey play football. (Họ chơi bóng đá.) => “Football” đóng vai trò tân ngữ
Đại từ (Pronouns)Các từ được dùng để xưng hô, có tác dụng thay thế danh từ, động từ hoặc tính từ.We go to school. (Chúng tôi đi học.) => “We” là đại từ xưng hô
Danh từ (Noun/N)Từ dùng để chỉ người, vật, địa điểm, ý tưởng hoặc hiện tượng nào đó. Danh từ có thể được sử dụng như chủ ngữ hoặc tân ngữ trong câu.The sun shines. (Mặt trời tỏa sáng.) => “The sun” là danh từ đóng vai trò chủ ngữ trong câu.
Tính từ (Adjective/Adj)Từ dùng để bổ nghĩa cho danh từ hoặc đại từ, nhằm mô tả tính chất, trạng thái hoặc đặc điểm của người, sự vật và hiện tượng. The sky is blue. (Bầu trời màu xanh.) => “blue” là tính từ mô tả, bổ nghĩa cho danh từ “the sky”.
Trạng từ (Adverb/Adv)Từ dùng để bổ nghĩa cho động từ, tính từ hoặc trạng từ, nhằm mô tả cách thức, mức độ hoặc tần suất của hành động.She sings loudly. (Cô ấy hát to.) => “loudly” là trạng từ mô tả cho hành động “sing”
Mạo từ (Article)Từ đứng trước danh từ và cho biết danh từ đó xác định hay không xác định. Trong tiếng Anh có 3 loại mạo từ là “a, an, the”The bird flies. (Con chim bay.) => “the” là mạo từ nhằm xác định danh từ đi kèm sau nó.
Liên từ (Conjunction)Là từ dùng để kết nối các từ, cụm từ hoặc câu với nhau.John and Mary like to dance. (John và Mary thích nhảy.) => “and” là liên từ kết hợp nhiều chủ thể với nhau
Giới từ (Preposition)Từ dùng để chỉ vị trí, thời gian, hoặc mối quan hệ giữa các từ trong câu.The book is on the table. (Cuốn sách ở trên bàn.) => “on” là giới từ chỉ vị trí
Danh động từ (Gerund)Từ dùng để chỉ hành động, đóng vai trò như danh từ trong câu. Danh động từ được cấu tạo bằng cách thêm hậu tố “ing” vào sau động từ nguyên mẫu.Reading is my favorite hobby. (Đọc sách là sở thích của tôi.)

=> “Reading” là danh động từ tạo nên từ động từ “read” để đóng vai trò chủ ngữ.
Mệnh đề (Clause)Mệnh đề bao gồm một chủ ngữ và một động từ. Mệnh đề có thể đứng một mình tạo thành một câu có nghĩa (mệnh đề độc lập), hoặc làm một thành phần phụ trong câu (mệnh đề phụ thuộc).After she finished her homework, she went to bed. (Sau khi làm xong bài tập về nhà, cô ấy đi ngủ.)

=> Câu có 2 mệnh đề: “After she finished her homework” => mệnh đề phụ thuộc và “she went to bed” => mệnh đề chính

3. Các loại cấu trúc câu trong tiếng Anh cơ bản

Trong tiếng Anh có 3 loại cấu trúc câu cơ bản, được cấu thành từ việc sắp xếp và kết hợp các thành phần chủ ngữ, động từ trong câu như sau:

  • Câu đơn
  • Câu ghép
  • Câu phức

3.1. Câu đơn trong tiếng Anh

Câu đơn là dạng cấu trúc câu đơn giản nhất trong tiếng Anh, bao gồm 1 chủ ngữ (subject) và 1 động từ (verb).

Thành phần để cấu thành câu đơn trong tiếng Anh giống với thành phần tạo nên một mệnh đề độc lập (independent clause). Vì vậy, có thể khẳng định rằng câu đơn là loại câu chỉ chứa một mệnh đề độc lập. 

Ta có 8 loại câu đơn thường được sử dụng nhất trong tiếng Anh như sau:

Cấu trúc câu đơnVí dụ
S + V (V- nội động từ)It rains. (Trời mưa.)
S + V + O (V – ngoại động từ)I eat an apple. (Tôi ăn một quả táo.)
S + V + Complement: Thành phần Complement (bổ ngữ) sẽ cung cấp thông tin về chủ ngữ trong câu. Nó có thể là một cụm danh từ (noun) hoặc cụm tính từ (adjective).V thường là động từ to be The grass is green. (Cỏ màu xanh lá cây.)
S + V + Adverbial: Đây là loại câu để nhấn mạnh về nơi chốn xảy ra hành động. Adverbial (trạng ngữ) sẽ bao gồm các Preposition of Place (giới từ chỉ nơi chốn) hoặc Adverb of Place (Trạng từ chỉ nơi chốn). The man walked down the street. (Ông lão đi bộ trên đường phố.)
S + V + Object + Object: Dạng câu đơn diễn tả hành động hướng đến một người (tân ngữ gián tiếp) và một vật (tân ngữ trực tiếp).I gave her a book. (Tôi đưa cô ấy một cuốn sách.)
S + V + Object + Complement: Dạng câu đơn được sử dụng để cung cấp thêm thông tin về tân ngữ.They elected him president. (Họ bầu anh ấy làm chủ tịch.)
S + V + Object + Adverbial: Dạng câu đơn dùng để cung cấp thêm thông tin về cách thức, thời gian, địa điểm hoặc mức độ của một hành động.She put the book on the table. (Cô ấy đặt cuốn sách lên bàn.)
Câu mệnh lệnh (Command): Đây là dạng câu đơn đặc biệt chỉ bao gồm Động từ, hoặc động từ với giới từ, hoặc động từ với tân ngữ, không có chủ ngữ trong câuOpen the door. (Mở cửa.)Sit down. (Ngồi xuống.)

Xem thêm: Transitive and Intransitive Verbs – Sự khác biệt giữa nội động từ và ngoại động từ

3.2. Câu ghép trong tiếng Anh

Câu ghép (Compound Sentence) là dạng câu có chứa từ hai mệnh đề độc lập trở lên và chúng thường kết hợp với nhau. Thông thường, các mệnh đề trong câu ghép sẽ liên kết với nhau nhờ: liên từ, trạng từ liên kết, dấu chấm, dấu phẩy.

Cấu trúc câu ghép thường thấy:

S1 + V1, + conjunction, + S2 + V2… = S1 + V1. S2 + V2.

Trong câu ghép, các mệnh đề trong câu hoàn toàn độc lập với nhau. Theo đó, chúng có thể tách rời thành nhiều câu đơn mà không làm ảnh hưởng đến ý nghĩa tổng thể của câu ghép. 

Ví dụ: I like to read books, and I enjoy watching movies. (Tôi thích đọc sách và tôi thích xem phim.

=> Câu được tạo bởi 2 mệnh đề độc lập là “I like to read books” và “I enjoy watching movies”. 2 mệnh đề liên kết với nhau nhờ liên từ “and” và dấu phẩy. Ta có thể tách rời 2 mệnh đề thành 2 câu đơn mà không làm ảnh hưởng tới ý nghĩa tổng thể của câu ghép.

Để tạo thành câu ghép trong tiếng Anh, ta thường sử dụng các cách sau:

1. Sử dụng liên từ (Conjunction)

Cách ghép câu trong tiếng Anh thường gặp nhất là dùng liên từ để nối các vế câu với nhau. Có 7 liên từ chính là: for, and, nor, but, or, yet, so, cách gọi tắt là FANBOYS. 

  • For (vì): nói đến nguyên nhân.
  • And (và)
  • Nor (không…..cũng không)
  • But (nhưng): nói đến sự mâu thuẫn
  • Or (hoặc) 
  • Yet (nhưng) 
  • So (vì vậy)

Ví dụ: She went to the market, and she bought some fruits. (Cô ấy đi chợ và cô ấy mua một số trái cây.)

Thông thường, đứng trước liên từ là dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy. Trong trường hợp hai mệnh đề ngắn hoặc đơn giản thì có thể lược bỏ dấu.

2. Sử dụng trạng từ nối

Ngoài việc sử dụng liên từ, ta cũng có thể nối các vế của câu ghép bằng trạng từ để thể hiện sự tương phản, hoặc mối quan hệ kết quả, hoặc để thể hiện ví dụ như:

  • however, nevertheless (tuy nhiên), on the other hand (mặt khác), in contrast (ngược lại)
  • therefore, consequently, thus (do đó), as a result (kết quả là)
  • moreover, furthermore (hơn nữa), besides (ngoài ra), in addition (thêm vào đó)
  • for example, for instance, such as (ví dụ)
  • Meanwhile (trong khi đó), subsequently, finally (cuối cùng)

Ví dụ: I love to read books; moreover, I enjoy writing stories. (Tôi thích đọc sách, hơn nữa, tôi còn thích viết truyện.)

Cấu trúc câu trong tiếng anh - câu ghép
Câu ghép trong tiếng Anh

3.2. Câu phức trong tiếng Anh

Câu phức (complex sentence) là loại câu gồm có một mệnh đề độc lập và ít nhất một mệnh đề phụ thuộc. Trong đó, mệnh đề độc lập thường là mệnh đề chính. Tuy nhiên, 2 mệnh đề trong câu phức KHÔNG THỂ tách rời thành 2 câu đơn độc lập với ý nghĩa tương đương.

Dạng câu phức trong tiếng Anh này thường được dùng khi bạn cần bổ sung thông tin, giải thích thậm chí là sửa đổi ý cho mệnh đề chính ở trong câu.

Cấu trúc câu phức thường thấy:

S1 + V1 + conjunction + S2 + V2, hoặc Conjunction + S1 + V1, S2 + V2.

Ví dụ: When I was a child, I loved to play outside. (Khi tôi còn nhỏ, tôi thích chơi ngoài trời.)

=> Câu được tạo bởi 2 mệnh đề, trong đó, “I loved to play outside” là mệnh đề độc lập và là mệnh đề chính, còn “when i was a child” là mệnh đề phụ thuộc, dùng để bổ sung thông tin cho mệnh đề chính. Không thể tách rời 2 mệnh đề trên thành 2 câu độc lập.

Câu phức được chia làm 2 loại chính là: câu phức đi với liên từ và câu phức đi với đại từ quan hệ. 

1. Câu phức đi với liên từ

Ở dạng đầu tiên của câu phức này sẽ có 4 loại liên từ khác nhau trong tiếng Anh, cụ thể là:

  • Liên từ nhấn mạnh về nguyên nhân – kết quả: because, because of, as, since, due to, owing to (bởi vì)
  • Liên từ nhấn mạnh quan hệ nhượng bộ: although, though, even though, despite, in spite of (mặc dù)
  • Liên từ nhấn mạnh quan hệ tương phản: While, Whereas (trong khi).
  • Liên từ nhấn mạnh mục đích: in order that, so that (để mà)

Ví dụ: Because it was raining, we stayed at home. (Vì trời mưa nên chúng tôi ở nhà.)

2. Câu phức đi với đại từ quan hệ

Thông thường, các đại từ quan hệ đi cùng với câu phức sẽ là: who, whom, which, whose,…

Ví dụ: The boy who is sitting next to me is my cousin. (Cậu bé đang ngồi cạnh tôi là em họ của tôi.)

=> Trong câu trên ta có mệnh đề chính là “the boy is my cousin” và mệnh đề phụ thuộc chứa đại từ quan hệ là “who is sitting next to me” có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho danh từ chính “the boy”.

Cấu trúc câu trong tiếng Anh - câu phức
Câu phức trong tiếng Anh

Xem thêm: Cách nhận biết từ loại trong tiếng Anh nhanh chóng và dễ nhớ

4. Cách chuyển từ câu đơn thành câu phức

Để chuyển từ câu đơn thành câu phức trong tiếng Anh, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:

Sử dụng mệnh đề quan hệ

Thông thường các mệnh đề quan hệ trong câu phức sẽ chứa các từ như: who, where, which, that, how và sẽ có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho danh từ chính ở trong câu.

Ví dụ: 

  • Câu đơn: I know the girl. Her father is a doctor. (Tôi biết cô gái ấy. Bố cô ấy là bác sĩ.)
  • Câu phức: I know the girl whose father is a doctor. (Tôi biết cô gái mà bố cô ấy là bác sĩ.)

Sử dụng mệnh đề danh từ

Để tạo thành câu phức, chúng ta có thể sử dụng mệnh đề danh từ. Các từ để hỏi đi kèm với mệnh đề danh từ gồm có: what, where, when, why, how và that. Vì làm nhiệm vụ của danh từ nên mệnh đề danh từ thường nằm ở vị trí của danh từ chính trong câu. 

Cấu trúc câu: S + V + what/when/where/how/that,….. + S + V

Cách biến đổi câu:

  • Xác định ý chính mà bạn muốn nhấn mạnh trong câu.
  • Chọn một từ nối phù hợp để bắt đầu mệnh đề danh từ. Các từ nối thường dùng như: that, whether, if, who, what, when, where, why, how.
  • Xây dựng một mệnh đề hoàn chỉnh sau từ nối, đảm bảo mệnh đề này có thể thay thế cho một danh từ trong câu.
  • Đặt mệnh đề danh từ vào vị trí của một danh từ trong câu, có thể là chủ ngữ, tân ngữ hoặc bổ ngữ.

Ví dụ:

  • Câu đơn: She is a good student.
  • Câu phức: That she is a good student is obvious. (Việc cô ấy là một học sinh giỏi là điều hiển nhiên.)

Sử dụng mệnh đề trạng ngữ

Thông thường, mệnh đề trạng ngữ thường có chức năng như một trạng từ ở trong câu. Mệnh đề trạng ngữ khá đa dạng và thường đi kèm với các từ chỉ thời gian như: while, when, since, as soon as,… hoặc các từ chỉ nơi chốn như: anywhere, everywhere, wherever,…

Ví dụ:

  • Câu đơn: The bell rings. At the same time, I go to school. (Chuông reo. Lúc đó, tôi đến trường.)
  • Câu phức: When the bell rings, I go to school. (Khi chuông reo, tôi đến trường.)

Bài tập luyện tập cấu trúc câu trong tiếng Anh

Bài tập. Viết lại câu đơn đã cho thành câu ghép, sử dụng từ cho trước:

  1. He finished his homework. He went out to play. (and then)
  2. I want to go to the party. I have to study for my exam. (but)
  3. You can eat an apple. You can eat a banana. (or)
  4. I am hungry. I will eat some food. (so)
  5. I like her. She is kind and helpful. (for)
  6. I don’t like coffee. I don’t like tea. (nor)
  7. I studied hard. I failed the exam. (yet)
  8. She is a talented musician. She is shy about performing in public. (however)
  9. He finished his work early. He decided to go for a walk. (therefore)
  10. I missed the bus. I was late for school. (consequently)

Đáp án:

  1. He finished his homework, and then he went out to play.
  2. I want to go to the party, but I have to study for my exam.
  3. You can eat an apple, or you can eat a banana.
  4. I am hungry, so I will eat some food.
  5. I like her, for she is kind and helpful.
  6. I don’t like coffee, nor do I like tea.
  7. I studied hard, yet I failed the exam.
  8. She is a talented musician; however, she is shy about performing in public.
  9. He finished his work early; therefore, he decided to go for a walk.
  10. I missed the bus; consequently, I was late for school.

Xem thêm: Tổng hợp Ngữ pháp tiếng Anh trọng tâm trong kỳ thi THPT Quốc gia

Tạm kết

Trên đây The IELTS Workshop đã cung cấp những kiến thức đầy đủ nhất về cấu trúc câu trong tiếng Anh cùng bài tập đi kèm rất bổ ích. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Hãy đồng hành cùng The IELTS Workshop để học thêm những kiến thức bổ ích về IELTS nhé.

Để nắm rõ hơn về các điểm ngữ pháp và từ vựng ứng dụng trong tiếng Anh, hãy tham khảo ngay khóa học Freshman tại The IELTS Workshop nhé.

Khóa học Freshman the ielts workshop

Đăng ký tư vấn lộ trình miễn phí

Bạn hãy để lại thông tin, TIW sẽ liên hệ tư vấn cho mình sớm nha!

"*" indicates required fields

Đăng ký tư vấn miễn phí

Bạn hãy để lại thông tin, TIW sẽ tư vấn lộ trình cho mình sớm nha

"*" indicates required fields

1900 0353 Chat on Zalo