Sự có mặt của tân ngữ (object) sẽ quyết định xem một động từ (verb) là ‘transitive’ hay ‘intransitive’. Vậy Transitive and Intransitive Verbs là gì? Tầm quan trọng của nó trong Ngữ pháp tiếng Anh và ứng dụng của nó trong bài thi IELTS? Bài học dưới đây sẽ giúp các bạn.
1. Ngoại động từ (Transitive Verbs) là gì?
Ngoại động từ là những động từ cần có tân ngữ theo sau để tạo thành câu có nghĩa.
Ví dụ:
I wrote yesterday.
→ I wrote a letter yesterday.
Động từ write (viết) yêu cầu một tân ngữ (a letter – lá thư).
Tân ngữ (object) ở đây có thể là danh từ (noun), đại từ (pronoun) hoặc cụm từ (phrase) đề cập tới người/vật chịu tác động của hành động (verb). Trong các ví dụ dưới đây, “raise,”, “pay”,”discuss” là các ngoại động từ.
Ví dụ:
- I paid $3 for the shirt.
- The team have discussed the problem for a few times.
- It is my grandparents who raised me up.
Tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp
- Tân ngữ trực tiếp (Direct object) là người/vật chịu tác động trực tiếp của động từ
- Tân ngữ gián tiếp (Indirect object) là người/vật chịu tác động gián tiếp của động từ
Ví dụ:
- Her husband gave her a new ring.
a new ring là tân ngữ trực tiếp (chịu tác động trực tiếp của động từ give), còn her là tân ngữ gián tiếp (người nhận chiếc nhẫn)
- Could you bring me a cup of coffee?
a cup of coffee là tân ngữ trực tiếp (chịu tác động trực tiếp của động từ bring), còn me là tân ngữ gián tiếp (người nhận cốc cà phê)
2. Nội động từ (Intransitive Verbs) là gì?
Nội động từ là những động từ không cần tân ngữ theo sau để tạo thành câu có nghĩa.
Ví dụ:
The workers are talking in the room.
talk là một nội động từ
→ in the room là giới từ chỉ nơi trốn chứ không phải tân ngữ.
3. Các trường hợp vừa là ngoại động từ, vừa là nội động từ
Nhiều từ vừa có thể là ngoại động từ, vừa là nội động từ.
Ví dụ:
- Because of blood sugar problems, Linh always eats before leaving for school.
- Linh usually eats eggs for breakfast.
1. eat là nội động từ
2. eat là ngoại động từ, eggs là tân ngữ
Để xác định xem một từ là nội động từ hay ngoại động từ, các bạn có thể sử dụng từ điển Anh – Anh.
4. Sự khác biệt giữa Transitive and Intransitive Verbs
4.1. Đặc điểm cấu trúc và chức năng của hai loại động từ
Ngoại động từ (transitive verbs)
Ngoại động từ hay còn được gọi là transitive verbs là những động từ cần phải đi kèm với một tân tân ngữ sau nó để hoàn thành ý nghĩa của câu. Tân ngữ (object) ở đây có thể là danh từ (noun), đại từ (pronoun) hoặc cụm từ (phrase) đề cập tới người/vật chịu tác động của hành động (verb).
Ngoại động từ có hai chức năng chủ yếu sau:
- Ngoại động từ diễn tả hành động hoặc tác động của chủ thể lên tân ngữ (đối tượng). Chúng xác định sự tương tác giữa chủ thể và đối tượng trong câu.
- Thường có thể trả lời câu hỏi “What?” (Gì?) hoặc “Whom?” (Ai?) để xác định tân ngữ sau ngoại động từ.
Ví dụ:
- The chef prepared a delicious three-course meal for the guests. (Đầu bếp chuẩn bị bữa ăn ba món ngon cho khách mời.)
Nội động từ (intransitive verbs)
Nội động từ hay được gọi là intransitive verbs là những động từ không cần có tân ngữ theo sau nó để hoàn thành ý nghĩa của câu. Nó thường chỉ diễn tả hành động mà không tác động lên bất kỳ đối tượng nào.
Đặc điểm chức năng:
- Nội động từ thể hiện hành động, trạng thái hoặc sự biến đổi mà không cần có một đối tượng được tác động.
- Chúng diễn tả các hành động chỉ liên quan đến chủ thể mà không ảnh hưởng đến ai hoặc cái gì khác.
Ví dụ:
- The children laughed loudly at the clown’s performance. (Các em bé cười to vì tiết mục của chú hề.)
4.2. Cách nhận biết nội động từ và ngoại động từ
Có một cách đơn giản để xác định loại động từ mà không cần phải mở từ điển đó chính là hãy tập trung vào khả năng câu có thể chuyển thành thể bị động trong tiếng Anh. Nếu câu có thể chuyển thành thể bị động, thì đó là ngoại động từ. Nếu không thể chuyển, thì đó là nội động từ.
Lý do đằng sau phương pháp này là chỉ có những động từ ngoại động mới có tân ngữ và từ đó mới có thể tạo thành câu bị động. Trong khi đó, việc chuyển đổi câu chứa nội động từ là không khả thi bởi sự thiếu hụt tân ngữ.
Ví dụ:
- The children danced happily in the park. (Các em nhỏ nhảy múa vui vẻ trong công viên.)
Chuyển sang thể bị động: Happily is danced in the park. (Vui vẻ được nhảy múa trong công viên.)
=> Vì câu không thể chuyển thành thể bị động, “dance” là nội động từ.
- They write letters to their friends. (Họ viết thư cho bạn bè của họ.)
Chuyển sang thể bị động: Letters are written to their friends. (Thư được viết cho bạn bè của họ.)
=> Vì câu có thể chuyển thành thể bị động, “write” là ngoại động từ.
4.3. Sự liên quan giữa nội động từ và ngoại động từ
Một động từ hành động với một đối tượng trực tiếp là nội động từ. Điều này có nghĩa là động từ cần một tân ngữ (đối tượng) sau nó để hoàn thành ý nghĩa của câu.
- Ví dụ: “He reads a book” (Anh ấy đọc một quyển sách), trong đó “reads” là nội động từ và “a book” là tân ngữ đối tượng của nó.
Một động từ hành động không có đối tượng trực tiếp là ngoại động từ. Điều này có nghĩa là động từ không yêu cầu một tân ngữ sau nó trong câu.
- Ví dụ: “She sleeps” (Cô ấy ngủ), trong đó “sleeps” là ngoại động từ và không cần tân ngữ đối tượng sau nó.
Một số động từ có thể làm nội động từ trong một câu và làm ngoại động từ trong câu khác, tùy thuộc vào ngữ cảnh và cấu trúc câu. Điều này có thể khiến ý nghĩa của chúng thay đổi hoặc mang nghĩa khác nhau tùy thuộc vào việc sử dụng trong câu.
- Ví dụ: “He runs” (Anh ấy chạy) là ngoại động từ khi không có tân ngữ, nhưng “He runs a marathon” (Anh ấy chạy một cuộc đua marathon) là nội động từ khi có tân ngữ “a marathon” sau đó.
Tóm lại ngoại động từ trong tiếng Anh cần tân ngữ, còn nội động từ không cần tân ngữ. Ngoại động từ có thể cần một hoặc hai tân ngữ bổ trợ tùy thuộc vào loại động từ và mục đích sử dụng. Một từ có thể đồng thời là nội động từ và ngoại động từ.
5. Các lỗi thường gặp với nội động từ và ngoại động từ trong tiếng Anh
Do không biết cách sử dụng mà nhiều người thường nhầm lẫn giữa nội động từ và ngoại động từ. Trong bài thi IELTS Writing và Speaking, nhầm lẫn này dẫn đến việc nhiều người bị trừ điểm tiêu chí Grammar Range & Accuracy.
Ví dụ 1:
The figure raised dramatically by 50% after 2 years.
→ The figure increased dramatically by 50% after 2 years.
raise và increase đều có nghĩa là tăng. Tuy nhiên trong trường hợp này, bản thân chủ ngữ (the figure) không tác động lên vật thể nào cả. Do đó, ta không thể dùng ngoại động từ raise, mà phải dùng nội động từ increase mới chính xác.
Ví dụ 2:
Due to global warming, some animals have been disappeared forever. (Do sự nóng lên toàn cầu, nhiều loài động vật đã bị biến mất mãi mãi)
→ Due to global warming, some animals has disappeared forever. (Do sự nóng lên toàn cầu, nhiều loài động vật đã biến mất mãi mãi)
Một nguyên nhân khác cho việc nhầm lẫn giữa nội/ngoại động từ là việc dịch từng từ trong tiếng Việt sang tiếng Anh. Trong ví dụ này, từ disappear là một nội động từ (bản thân động vật “biến mất” chứ không bị tác động bởi “việc biến mất”).
Ví dụ 3:
I have been lost my wallet
→ I have lost my wallet.
→ My wallet has been lost.
Tôi làm mất ví.
6. Bài tập áp dụng kèm đáp án
Xác định xem động từ trong các câu sau là ngoại động từ hay nội động từ.
- They dance gracefully on the stage.
- The teacher explains the lesson to the students.
- The cat sleeps peacefully on the couch.
- He reads a storybook every night.
- The children play happily in the park.
Đáp án
- Nội động từ “dance”, không cần tân ngữ
- Ngoại động từ “explains”, cần tân ngữ “the lesson”.
- Nội động từ “sleeps”, không cần tân ngữ.
- Ngoại động từ “reads”, cần tân ngữ “a storybook”
- Nội động từ “play”, không cần tân ngữ
Trên đây là toàn bộ kiến thức cần biết về Transitive and Intransitive Verbs và sự khác biệt giữa Transitive and Intransitive Verbs. Hy vọng sau bài viết này các bạn có thể hiểu sâu hơn về transitive and intransitive verbs và cách ứng dụng nó trong tiếng Anh.
Nếu bạn vẫn gặp khó khăn trong việc học ngữ pháp thì hãy thử tìm hiểu chương trình học Freshman tại The IELTS Workshop nhé.