fbpx

Passive Voice (Câu bị động): Những kiến thức cần nắm vững

Cần nắm những kiến thức, công thức gì về câu bị động và thể bị động (passive voice) trong tiếng Anh?

1. Câu bị động (Passive Voice) trong tiếng Anh là gì?

Câu bị động là khi chủ ngữ (Subject/S) chịu tác động của vật/người nào khác thay vì là chủ thể của hành động đó. Thể động từ ngược lại với thể chủ động:

passive voice công thức

Example:

Chúng ta không thể giải quyết vấn đề này. (Chủ động)
We cannot solve this problem (chúng ta là chủ thể của hành động giải quyết)
Vấn đề này không thể được giải quyết. (Bị động)
This problem cannot be solved (vấn đề là thứ bị chịu tác động)

2. Khi nào thì dùng câu bị động?

Câu bị động thường được sử dụng:
1. Khi muốn nhấn mạnh vào hành động;
2. Khi chủ thể hành động không rõ ràng, không quan trọng hoặc không muốn đề cập đến.

Cụ thể:

Trường hợp 1: Khi ta muốn nhấn mạnh vào hành động

  • A thief stole my bag (Một tên cướp đã lấy túi của tôi) ⟶ Nhấn mạnh vào chủ thể “tên cướp”
  • My bag was stolen by a thief (Túi của tôi đã bị cướp mất)⟶ Nhấn mạnh vào đối tượng “chiếc túi”

Trường hợp 2: Khi chủ thể hành động không rõ ràng, không quan trọng hoặc không muốn đề cập đến

  • I had the feeling that I was being followed. (Tôi cảm giác như mình bị theo dõi) ⟶ Người nói không biết ai đang theo dõi mình.
  • ‘Do you want a ride?’ ‘No thanks, I’m being collected.’ (‘Bạn có cần đi nhờ xe?’ ‘Không, cảm ơn. Tôi sắp được đón rồi.’) ⟶ Thông tin về người đón không quan trọng.
  • The fact that I was being paid less than my male colleagues disappointed me. (Việc tôi bị trả lương thấp hơn đồng nghiệp nam làm tôi rất thất vọng) ⟶ Người nói không muốn đề cập đến chủ thể là “công ty” trả lương thấp.

3. Điều kiện để Chuyển câu chủ động sang câu bị động

Điều kiện để có thể biến đổi 1 câu từ chủ động thành bị động:
Động từ (V) trong câu chủ động phải là Transitive Verb (Ngoại động từ)
Các tân ngữ (O) (trực tiếp, gián tiếp) phhải được xác định cụ thể

4. Cách chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động

4 bước chuyển câu chủ động sang bị động:


Bước 1: Xác định dạng (Forms) và thì (tense) của động từ (V) trước khi chuyển thành thể bị động
Bước 2: Tìm O và đưa nó lên làm chủ ngữ
Bước 3: Chuyển động từ sang thể bị động
Chuyển sang thể bị động
Chia động từ to be theo thì và dạng của thể chủ động
Động từ thì đổi sang P2 (Past Participle)
Ghép to beP2 lại với nhau, ta có thể bị động.
Bước 4: Xác định chủ ngữ (S) rồi đưa nó xuống cuối câu và thêm “by” vào trước.

công thức câu bị động passive voice

Ví dụ:

  • A fire forest has destroyed the whole townThe whole town has been destroyed by a fire forest.
  • The table’s not here. Someone might remove it already. ⟶ The table is not here. It might be removed already. (chủ ngữ someone có thể lược bỏ)

Thể bị động với câu hỏi (câu nghi vấn)

Áp dụng tương tự cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động:

  • Will you accept my apology? Will my apology be accepted?
  • When did they build the church?When was the church built?
  • Have they delivered the letters?Have the letters been delivered?
  • Is he fixing the cars?Are the cars being fixed?

Lưu ý :

Ta có thể lược bỏ những chủ ngữ mơ hồ (by someone, by people, by them,…) hoặc không quan trọng (như đã đề cập ở trên)

Thể bị động sẽ phụ thuộc vào thì (tense) và dạng (form) của động từ đó.

  • Dạng V – ing của động từ : playing ⟶ being played
  • Dạng To infinitive của động từ: to play ⟶ to be played
  • Thì hiện tại hoàn thành: have played ⟶ have been played
  • Thì quá khứ tiếp diễn: was playing ⟶ was being played
  • Thì tương lai hoàn thành: will have played ⟶ will have been played

5. Công thức bị động (Passive Voice) cho từng thì và dạng

Nếu bạn áp dụng 4 bước trên, bạn sẽ có thể nhớ cách chuyển từ chủ động sang bị động mà không cần học máy móc công thức cho từng thì trong câu.

Tuy nhiên, dưới đây là bảng tổng hợp thể bị động của 12 thì và 4 dạng động từ trong tiếng Anh cho bạn nếu cần tham khảo.

Dạng/thìThể chủ độngThể bị động
Dạng V-ingplayingbeing played
Dạng To infinitiveto playto be played
Dạng nguyên mẫuplayplayed
Dạng P2/V – edkhôngkhông
Hiện tại đơnplays/playam/is/are played
Hiện tại tiếp diễnam/is/are playingam/is/are being played
Hiện tại hoàn thànhhave/has playedhave/has been played
Hiện tại hoàn thành tiếp diễnhave/has been playinghave/has been being played
Quá khứ đơnplayedwas/were played
Quá khứ tiếp diễnwas/were playingwas/were being played
Quá khứ hoàn thànhhad playedhad been played
Quá khứ hoàn thành tiếp diễnhad been playinghad been being played
Tương lai đơnwill playwill be played
Tương lai tiếp diễnwill be playingwill be being played
Tương lai hoàn thànhwill have playedwill have been played
Tương lai hoàn thành tiếp diễnwill have been playingwill have been being played

6. Một số lỗi thường gặp khi dùng câu bị động (passive voice)

#1: Dùng thể bị động với câu không có tân ngữ

Chỉ các câu có ngoại động từ (là các động từ bắt buộc có tân ngữ theo sau) mới có thể được chuyển sang câu bị động (passive voice).

Ngược lại, nội động từ (không cần tân ngữ theo sau) chỉ được sử dụng ở dạng thức chủ động.

Ví dụ:

  • The Moon revolves around the Earth. (Mặt trăng xoay quanh Trái đất)
    revolve around là nội động từ nên không thể chuyển thành câu bị động.

#2: Dịch word – by – word Việt sang Anh

Ví dụ:

  • Xe của tôi bị đâm phải giữa đường cao tốc. = một chủ thể khác thực hiện hành động “đâm” vào xe (= nghĩa bị động)
  • Xe của tôi bị hỏng giữa đường cao tốc. = bản thân cái xe hỏng do lỗi máy móc, nhưng việc hỏng này là không mong muốn =( nghĩa chủ động)

Trong tiếng Việt, từ “bị” có thể dùng để diễn tả cả nghĩa chủ động và bị động. Nhưng trong tiếng Anh, ta chỉ có thể dùng thể bị động để diễn đạt nghĩa bị động. Đây là điểm bạn cần lưu ý khi dịch câu sang tiếng Anh.

  • Xe của tôi bị đâm phải giữa đường cao tốc.My car was hit on the highway.
  • Xe của tôi bị hỏng giữa đường cao tốc.My car broke down on the highway. (không nói My car was broken down)

#3: Dùng câu bị động không đúng ngữ cảnh

Trong nhiều trường hợp, việc dùng câu bị động sẽ khiến cách nói chuyện thiếu tự nhiên. Do đó, bạn hãy lưu ý tới ngữ cảnh đang nói, xem chúng có phù hợp để dùng câu bị động không nhé.

Ví dụ:

  • Cách 1: I am watching a Netflix show called Vincenzo. (Tôi đang theo dõi một bộ phim trên Netflix có tên là Vincenzo)
  • Cách 2: A Netflix show called Vincenzo is being watched by me. (Một bộ phim trên Netflix có tên Vincenzo đang được theo dõi bởi tôi)

⟶ Cả 2 cách đều đúng về ngữ pháp. Tuy nhiên, người bản xứ chỉ sử dụng cách 1 (chủ động). Còn cách 2 (bị động) là cách diễn đạt thiếu tự nhiên và lủng củng.

Tạm kết

Câu bị động (Passive Voice) là một chủ đề cơ bản và quan trọng trong Ngữ pháp tiếng Anh. Nắm được kiến thức này giúp người học tăng độ đa dạng khi sử dụng câu. Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý về ngữ cảnh, cũng như kết hợp linh hoạt giữa câu bị động và câu chủ động để đảm bảo độ chính xác và tự nhiên trong Nói/Viết nhé.

Để biết thêm về cách học tiếng anh hiệu quả, các bạn có thể tham khảo thêm các khóa học tối ưu của The IELTS Workshop tại đây nhé! Tham khảo khóa học Freshman để nắm rõ kiến thức ngữ pháp về Câu bị động cũng như các 20 chủ đề ngữ pháp cần biết trong IELTS nói riêng và tiếng Anh nói chung.

câu bị động the ielts workshop

Đăng ký tư vấn lộ trình miễn phí

Bạn hãy để lại thông tin, TIW sẽ liên hệ tư vấn cho mình sớm nha!

"*" indicates required fields

Đăng ký tư vấn miễn phí

Bạn hãy để lại thông tin, TIW sẽ tư vấn lộ trình cho mình sớm nha

"*" indicates required fields

1900 0353 Chat on Zalo