fbpx

Chiến lược tăng điểm ngữ pháp trong IELTS Speaking Part 2

Hẳn các bạn đã biết, grammar là một trong bốn tiêu chí quan trọng để đánh giá band điểm trong IELTS Speaking, nhưng không phải ai cũng tự tin có thể đạt điểm như mong muốn ở tiêu chí này. Trong bài viết dưới đây, The IELTS Workshop (TIW) sẽ chỉ ra hai điểm mấu chốt với hi vọng giúp các bạn bứt phá band điểm Ngữ pháp trong IELTS Speaking part 2 nhé.

Band Descriptor trong IELTS Speaking Part 2

Quan sát band descriptor của kỹ năng speaking, ta có thể thấy các điều kiện cụ thể về ngữ pháp đối với từng band điểm. Chẳng hạn, để đạt band 4.0 ngữ pháp, thí sinh chỉ cần sử dụng được những câu dạng đơn (single/ basic sentence). Và việc thường xuyên mắc phải các lỗi ngữ pháp, ngay cả khi chúng gây khó hiểu cho người nghe, vẫn được chấp nhận ở band điểm này.

Tuy nhiên, càng lên những band điểm cao hơn, các yêu cầu sẽ càng khó hơn. Đặc biệt là về 2 khía cạnh: the proper use of complex structures (sử dụng câu phức một cách hợp lý) và grammar accuracy (độ chính xác của các điểm ngữ pháp được sử dụng). Chẳng hạn, với tiêu chí complex structures, ở band 6 yêu cầu thí sinh sử dụng kết hợp cả câu đơn và câu phức, dĩ nhiên vẫn ở mức độ hạn chế. Nhưng band 7 đòi hỏi người nói phải sử dụng được hàng loạt các câu phức với độ linh hoạt tương đối. Như vậy, để nâng điểm Grammar trong IELTS Speaking, các bạn cần chú ý tới 2 điểm:

  • Sử dụng câu phức một cách thường xuyên và thuần thục
  • Đảm bảo độ chính xác của mỗi cấu trúc ngữ pháp mình dùng

Câu phức (Complex sentences)

Câu phức (Complex sentences) là câu có 2 mệnh đề, trong đó có một mệnh đề chính và 1 mệnh đề phụ thuộc.

Chẳng hạn:

Câu đơn: He loves playing football. (Anh ấy thích chơi bóng)

Câu phức: He loves playing football, though he doesn’t play it well. (Anh ấy thích chơi bóng, mặc dù anh ấy chơi không tốt.)

Hai mệnh đề chính-phụ trong câu phức thường được kết nối bởi một liên từ (subordinating conjunction). Và chính những liên từ này cũng là dấu hiệu nhận biết của một câu phức (so với câu đơn và câu ghép). Các liên từ này cũng thể hiện quan hệ giữa hai mệnh đề trong cùng câu.

Quan hệ nguyên nhân – kết quả

VD: Because my mom was not aware of what was waiting for her at the party, she was really surprised when seeing me with a huge cake. 

Một số cấu trúc để thể hiện quan hệ nhân-quả:

Because/ Since/ As + S1 + V1, S2 + V2Because of/ Owing to/ Thanks to/ Due to + N/v-ing, S + V

Diễn tả mục đích

VD: In order to curb the amount of CO2 discharged into the air, we should limit the use of private vehicles. 

Một số cấu trúc để diễn tả mục đích:

In order to + V, S + VSo as to + V, S + VS1 + V1 so that S2 + V2

Quan hệ tương phản, đối lập

VD: Despite my explanations, she still raged on me for weeks.

Một số cấu trúc để thể hiện quan hệ tương phản:

Although/ Though/ Even though + S1 + V1, S2 + V2While + S1 + V1, S2 + V2S1 + V1, while/whereas S2 + V2Despite+ N/v-ing, S + VIn spite of + N/v-ing, S + V

Quan hệ về thời gian, thứ tự hành động ở hai mệnh đề

VD: Before she realized what was going on, she’d passed out.

Before AfterSinceWhenAs long asAs soon as

Trên đây là một vài cấu trúc câu phức thường gặp để các bạn tham khảo và luyện tập. Cần lưu ý rằng bản chất của IELTS là một bài test về khả năng giao tiếp (communicative test). Nên việc bạn cố nhồi nhét những cấu trúc trên vào bài nói một cách máy móc là điều không nên. Làm như vậy có thể phản tác dụng, và làm cho phần nói nghe thiếu tự nhiên. Vì thế, điều quan trọng là bạn cần luyện sử dụng chúng mỗi ngày trong các bài luyện nói để hình thành phản xạ lâu dài. Thay vì học thuộc cấu trúc và lạm dụng máy móc nó vào ngày thi.

Grammar accuracy

Trên thực tế, độ chính xác về ngữ pháp là một cụm từ mang nghĩa rất rộng. Và để thực hiện được nó đòi hỏi người nói phải thông thạo ngữ pháp cả về mặt lý thuyết và sử dụng. Tuy nhiên, có thể chỉ ra được 4 điểm hay làm mất điểm của thí sinh khi làm bài thi IELTS Speaking. 

1. Not adding “s” when talking about other people in the present tense

VD: The person I enjoy spending time with the most is my uncle. He live in Da Lat, and he have a big house. 

Thực tế cho thấy, rất nhiều bạn thí sinh quên rằng cần phải đọc thêm âm /s/, /z/, hoặc /iz/ sau các động từ số ít ở thì hiện tại đơn (the Present simple).

Nếu bạn mắc lỗi này, nó sẽ ảnh hưởng tới cả 2 tiêu chí chấm điểm: Grammar và Pronunciation.

2. Sử dụng sai thì

VD: So I’d like to talk about a time I make a terrible mistake. Last week, I do a group project with my friends.

Sửa: So I’d like to talk about a time I made a terrible mistake. Last week, I did a group project with my friends.

Thực ra, lỗi này cực kỳ phổ biến đối với các thí sinh IELTS. Ngay cả những bạn đã ở level khá là cao thì cũng khó tránh khỏi những lần “lầm lỡ” dùng thì hiện tại, thay vì quá khứ khi nói về những việc, những sự kiện đã xảy ra. Tuy nhiên, các bạn không cần quá áp lực phải dùng chính xác toàn bộ thì, chỉ cần đúng đa số là đã có thể yên tâm về tiêu chí này rồi nhé.

3. Không phân biệt được countable nouns/ uncountable nouns

Việc bạn nắm rõ về khái niệm countable nouns (danh từ đếm được) và uncountable nouns (danh từ không đếm được) là rất quan trọng. Vì nó liên quan tới việc sử dụng lượng từ (some, a/an, a few, many/ much, …) và, trong nhiều trường hợp, cả việc chia động từ nữa.

VD1: I read an information yesterday about healthy habits.

Sửa: I read some information yesterday about healthy habits

VD2: I just gave my friend an advice last week.

Sửa: I just gave my friend some/a piece of advice last week.

Một số danh từ không đếm được thường gây nhầm lẫn cho người nói:

  • information
  • advice
  • news
  • knowledge
  • work
  • pollution 

4. Không phát âm hoặc phát âm sai đuôi “-ed” trong các động từ quá khứ/ quá khứ phân từ

Lỗi này có thể làm tụt điểm của các bạn cả về tiêu chí pronunciation (phát âm) và grammar accuracy (ngữ pháp) nhé. 

Last week, I visited my grandparents with my cousins. We played video games and enjoyed a great movie together.

Khi thí sinh nói câu này, thường sẽ có 2 khả năng về phát âm:

  1. Đọc đuôi “-ed” thành /ɪd/ hết
  2. Không đọc đuôi “-ed”

Cả hai đều không được chấp nhận, vì trên thực tế, đuôi “-ed” có đến 3 cách phát âm:

/t//ɪd//d/
Nếu verbs kết thúc bằng âm unvoiced sound, chẳng hạn /p/, /f/, /s/, /ʃ/, /tʃ/, /k/, …VD: stopped, watchedNếu verbs kết thúc bằng âm /t/ và /d/VD: wanted, neededNếu verbs kết thúc bằng những âm còn lại (và nó là voiced sound)VD: played, allowed

Tác giả: Cô Mai Linh – Giáo viên tại The IELTS Workshop TP.HCM

Tạm kết

Trên đây là tổng quan về cách nâng band điểm Ngữ pháp trong IELTS Speaking part 2. Tóm lại, 2 yếu tố bạn cần tập trung làm đúng là sử dụng câu phức đa dạng (complex sentences) và độ chính xác cao của các điểm ngữ pháp được dùng trong bài nói.

Để có thể nâng cao khả năng làm Speaking. Bạn có thể tham khảo khóa Senior của The IELTS Workshop để nâng band dễ dàng hơn nhé.

Đăng ký tư vấn lộ trình miễn phí

Bạn hãy để lại thông tin, TIW sẽ liên hệ tư vấn cho mình sớm nha!

"*" indicates required fields

Đăng ký tư vấn miễn phí

Bạn hãy để lại thông tin, TIW sẽ tư vấn lộ trình cho mình sớm nha

"*" indicates required fields

1900 0353 Chat on Zalo