fbpx

“Bật mí” 20 mẹo luyện nói tiếng Anh như người bản ngữ

Bạn có biết điều gì tạo nên sự khác biệt giữa người bản ngữ (native) và người học (non-native) khi nói tiếng Anh không? Sau khi đọc xong 20 điểm khác biệt này, bạn sẽ nắm được một số đặc trưng trong lối diễn đạt người bản ngữ để áp dụng khi luyện thi IELTS Speaking nói riêng, cũng như học tiếng Anh nói chung. Hãy cùng The IELTS Workshop tìm hiểu về 20 mẹo luyện nói tiếng Anh như người bản ngữ nhé.

I. Lý do nào khiến bạn nói tiếng Anh kém?

Ngay cả khi bạn học tiếng Anh trong nhiều năm và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, điều đó không có nghĩa là bạn thực sự có thể nói tiếng Anh một cách trôi chảy. Nguyên nhân có thể đến từ mục tiêu, tâm lý hay phương pháp học của bạn. Dưới đây là một số lý do khiến cho bạn nói tiếng Anh kém:

Học vì điểm số

Đây là một sai lầm phổ biến mà nhiều học sinh, sinh viên khi đi học mắc phải. Thực trạng ở Việt Nam hiện nay là có rất nhiều sinh viên không thể giao tiếp trôi chảy bằng tiếng Anh ngay cả khi đã tốt nghiệp đại học. Hệ thống giáo dục dạy học sinh, sinh viên quá nhiều ngữ pháp, và nếu học chỉ để lấy điểm thì các bạn sẽ bị thiếu kỹ năng giao tiếp.

Hổng kiến thức về phát âm và nghe nói

Nhiều người học tiếng Anh không thể hiểu một đoạn ghi âm hoặc video sau một vài lần nghe. Vì vậy, họ từ bỏ việc luyện tập nghe (Listening) và phàn nàn rằng tiếng Anh trên đài hoặc TV quá nhanh để kịp nghe hiểu.

Một vấn đề khác trong việc học nghe là kiến ​​thức về phát âm không đúng hoặc thiếu sót, đặc biệt là không có kiến thức về hệ thống ngữ âm, cách nối âm trong câu, trọng âm hay thiếu phát âm âm cuối. Điều này khiến họ không thể hiểu được các đoạn đối thoại bằng tiếng Anh của người bản xứ. Nếu khả năng nghe hạn chế cũng sẽ ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp nói chung.

Không thường xuyên luyện tập

Nhiều học sinh, sinh viên chép bài  giảng trên lớp, nhưng họ hiếm khi ôn tập ở nhà. Do đó, họ quên hầu hết những kiến thức đã học. Trong quá trình học tiếng Anh, hãy thường xuyên ôn luyện lại những gì bạn đã học.

Không có môi trường thực hành tiếng Anh

Hầu hết học sinh phải học quá nhiều ngữ pháp và không có cơ hội để thực hành hay cải thiện lại kiến thức giao tiếp tiếng Anh của mình. Việc giao tiếp với người nước ngoài cũng không được coi trọng. Đây chính là những lý do khiến cho tiếng Anh của bạn không được cải thiện.

II. 20 mẹo nói tiếng Anh tự nhiên như người bản ngữ

1. Sử dụng từ lóng (Slangs)

Nếu người Việt chúng ta có những từ như “quẩy” hay “thả thính”,… thì trong tiếng Anh cũng có những từ tương tự. Những từ này gọi là “slang” (từ lóng).

Từ lóng là những từ vựng thường được sử dụng trong tiếng Anh giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong tiếng Anh-Mỹ. Trang bị cho mình một vốn từ lóng phong phú sẽ giúp bạn giao tiếp với người bản xứ tốt hơn.

luyện nói tiếng anh như người bản xứ

Ví dụ:

  • This movie is so lit! I am absolutely snatched.” (Phim hay thế nhỉ. Tui xỉu lên xỉu xuống vì nó đấy.)
  • “I’m absolutely wiped out! I think I’m going to crash.” (Hoàn toàn kiệt sức! Tôi nghĩ mình sẽ ngất ra đây mất.)

2. Sử dụng thành ngữ (idioms)

Tương tự thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Việt, trong văn hóa nói tiếng Anh cũng có các idioms để diễn đạt điều gì đó một cách gián tiếp.

Bạn không nhất thiết phải sử dụng thành ngữ để có thể giao tiếp với người nước ngoài. Tuy nhiên, việc sử dụng các thành ngữ trong tiếng Anh sẽ giúp bạn làm quen với cách giao tiếp, nói chuyện của người bản xứ, dần dần sẽ giúp bạn sở hữu được lối nói chuyện hay y như người bản xứ.

Ví dụ:

  • Early bird – wake up early or get to an event early – người đến sớm
  • See eye to eye – agreeing on something – đồng tình với điều gì
  • When pigs fly – talking about something that’s never going to happen – nói về điều gì không có khả năng xảy ra
  • Once in a blue moon – something that happens not very often – điều gì hiếm khi xảy ra
  • A piece of cake – very easy – rất dễ
  • Feel under the weather – not feeling well – cảm thấy không khỏe

“I’m glad we see eye to eye on this matter.” (Tôi rất mừng vì chúng tôi đồng tình về vấn đề này)

“The test was a piece of cake!” (Bài kiểm tra này dễ ợt)

“I can’t go out, I’m feeling a bit under the weather.” (Tôi không thể ra ngoài, tôi cảm thấy không khỏe)

3. Sử dụng tục ngữ (proverbs)

Tục ngữ trong tiếng Anh là những câu nói phổ biến ngắn gọn và đơn giản, chủ yếu nhằm đưa ra lời khuyên.

Ví dụ:

  • “The early bird gets the worm” : người biết nắm bắt cơ hội sẽ có nhiều cơ hội thành công
  • “When it rains it pours” : thường để diễn tả những tình huống khó khăn/đen đủi xảy ra liên tục.

Nếu có thể áp dụng chính xác những câu nói này vào trong bài thi nói hay trong giao tiếp thường ngày, thì bạn chắc chắn  sẽ “Tây” hơn rất nhiều. 

4. Sử dụng phrasal verbs

Có một lỗ hổng rất lớn khiến cho bạn không thể giao tiếp tiếng Anh một cách tự nhiên, đó chính là phrasal verbs (hay còn gọi là cụm động từ). Phrasal verbs gần tương tự với idioms. Chúng thường là sự kết hợp giữa động từ và trạng từ, khi kết hợp lại như vậy sẽ mang nghĩa hoàn toàn khác với nghĩa gốc.

Phrasal verbs sẽ giúp bạn tự tin và thoải mái hơn khi sử dụng tiếng Anh, không còn cảm giác khô cứng trong cách diễn đạt. Nó là một trợ thủ đắc lực nếu bạn muốn giao tiếp thành thạo như người bản xứ.

Ví dụ:

  • “Bye! I gotta get to work!” – Tôi phải đi làm đây.
  • “They called off tomorrow’s meeting.” – Họ phải trì hoãn cuộc họp ngày mai
  • “Uh-oh. This project needs a do over.” – Dự án này cần phải sửa lại.
  • “Can we please talk this over?” – Chúng ta có thể thảo luận lại vấn đề này không?

5. Hiểu hoặc nói những yêu cầu gián tiếp

Khi bạn nghe một người bản ngữ nói “Nóng quá!” (It’s so hot!) – Họ không đơn thuần là đưa ra một câu cảm thán. Họ có thể đang gợi ý về việc bật quạt hoặc mở máy lạnh chẳng hạn.

Như bạn có thể thấy, việc đưa ra những câu hỏi, câu cảm thán gián tiếp cực kỳ hữu ích trong các cuộc trò chuyện hàng ngày, cho dù đó là với người lạ, với bạn bè hay với đồng nghiệp. Với phương pháp này, bạn có thể học cách đưa ra những yêu cầu rõ ràng mà vẫn có vẻ tế nhị, lịch sự và ngoại giao.

6. Sarcasm (Mỉa mai) là một phần không thể thiếu

Mia mai là một phương thức biểu cảm mà ý nghĩa đánh chính xác đi ngược hẳn với ý nghĩa bề mặt của phát ngôn. Những người bản ngữ nói tiếng Anh sẽ biết cách thể hiện sự mỉa mai trong câu nói.

“Ồ, trời nóng quá ha” (Oh yeah, it’s so hot now) thực ra có thể có nghĩa là bên ngoài đang có bão tuyết! Tương tự như các yêu cầu gián tiếp, bạn cũng cần chú ý quan sát về giọng điệu và các dấu hiệu phi ngôn ngữ.

luyen-noi-tieng-anh

7. Nói quá

Đây còn được gọi là phép cường điệu, và là một kỹ năng bạn phải có nếu muốn trở thành người nói tiếng Anh lưu loát. 

  • It’s so hot outside, I am melting! (Trời nóng đến mức tôi muốn chảy hết cả ra!) – đây chính là sự phóng đại.
  • I’m so happy I could burst! (Tôi vỡ òa trong hạnh phúc)

8. Dùng từ “like” và “actually” (với tần suất vừa phải).

Trong tiếng Việt, khi muốn diễn tả một điều mà không chắc chắn, chúng ta hay dùng từ “kiểu….” thì từ “like…” trong tiếng Anh có nghĩa như vậy.

Tương tự, “actually” là “thật ra…”.

Đây cũng là những từ “filler words”, được dùng khi bạn cần một khoảnh khắc để nghĩ ra từ tiếp theo cần nói. Sử dụng mẹo này sẽ giúp bạn thôi ngập ngừng khi giao tiếp.

9. Tông giọng có thể thay đổi ý nghĩa câu

Tôi đã đề cập đến vấn đề này ở trên, và những người nói tiếng Anh bản ngữ thực sự sử dụng giọng điệu của họ để thay đổi ý nghĩa của từ hoặc câu họ sử dụng.

“Thật thú vị!” (That’s interesting!) thực sự có thể có nghĩa là “Ồ, thật thú vị” (Oh wow, that’s interesting) hoặc mang tính châm biếm “Thật nhàm chán” (that sounds really boring).

10. Nhấn trọng âm trong câu có thể thay đổi ý nghĩa câu

Đó không phải là công việc của tôi” có thể đơn giản có nghĩa bạn đang nói rằng, đó không phải là công việc của bạn. Nhưng khi nhấn mạnh và nói “Đó KHÔNG phải là công việc của tôi”, bạn đang muốn nhấn mạnh sự phủ định. Hoặc “Đó không phải là công việc của TÔI” có thể thể hiện hàm nghĩa cho người nghe hiểu rằng, “đó là công việc của NGƯỜI KHÁC”.

11. Dùng phủ định kép

Hai câu phủ định tạo nên phủ định kép và chúng có nghĩa là một câu khẳng định. Ví dụ:

  • That’s not impossible – That’s possible – Hoàn toàn có thể.
  • Ain’t nobody got time for that – Nobody has time for that – Không ai có thời gian cho việc đó.

Người bản xứ đôi khi sử dụng phủ định kép một cách có chủ đích, chủ yếu là trong những cuộc hội thoại thân mật, khi mối quan hệ của đôi bên vô cùng thân thiết. Biết cách sử dụng mẹo này sẽ giúp bạn nói tiếng Anh giống người bản ngữ hơn.

12. Dùng câu hỏi đuôi

“That’s not my job, is it?” (Đó không phải là công việc của tôi, phải không?) tức là người nói muốn khẳng định mình không có trách nhiệm làm việc đó. Đồng thời, người nói muốn đối phương khẳng định lại 1 lần nữa.

Hiểu đơn giản thì các từ như “nhỉ”, “đúng không”, “phải không”,… chính là “phiên bản tiếng Việt” minh họa cho câu hỏi đuôi. Câu hỏi đuôi được dùng rất nhiều trong giao tiếp tiếng Anh vì chúng giúp câu hỏi bớt trở nên quá trực diện, quá nghiêm trang, cũng như giúp cuộc trò chuyện được tiếp tục. Hãy tập sử dụng mẹo này khi giao tiếp để trở nên “pro” hơn nhé.

luyện nói tiếng anh như người bản ngữ

13. Nối âm

Hiểu và biết cách sử dụng nối âm là chìa khóa quan trọng giúp bạn nói tiếng Anh tự nhiên hơn.

Ví dụ:

  • gotta (got to)
  • shoulda (should have)
  • gonna (going to)
  • wanna (want to)
  • watcha doing? (what are you doing?)

14. Có thể cắt bớt từ khi nói

Trong văn phong informal (không trang trọng), chẳng hạn như nói chuyện với bạn bè, người bản ngữ có thể cắt bớt một số từ mà không làm thay đổi nghĩa của câu.

Examples:

  • “Good talking to you!”
  • “Great meeting you!”
  • “Awesome speech!”

Việc sử dụng giọng điệu thân mật này có một số ưu điểm: nó rút ngắn thông điệp và cho thấy sự gần gũi giữa những người đang giao tiếp. Hãy áp dụng mẹo này để khiến việc giao tiếp bằng tiếng Anh của bạn trở nên tự nhiên hơn.

15. Rút gọn từ

Mặc dù cách nói rút gọn từ không được sử dụng nhiều trong tiếng Anh học thuật, nhưng chúng lại rất quan trọng khi học tiếng Anh giao tiếp. Đơn giản vì người bản địa nói rất nhiều. Và khi sử dụng các cụm từ rút gọn, giúp người nói và người nghe tập trung vào thông tin quan trọng hơn.

Một số ví dụ rút gọn từ thường gặp:

  • Congrats! ( = Congratulations)
  • Thanks! (Thank you!)
  • Totes! (Totally!)
  • Ain’t (Am not/are not/is not)
  • Wanna (Want to)
  • Whatcha (What have you)
  • Kinda (Kind of)
  • Sorta (Sort of)
  • Outta (Out of)
  • Dunno (Don’t know)
  • Lemme (Let me)
  • Gimme (Give me)
  • Cos (Because)
  •  Innit? (Isn’t it?)
  •  I’mma (I’m going to)
  • Gonna (Going to)
  • Cmon (Come on)
  • Ya (You/ you are)
  • Gotta (= (have) got a)

16. Sử dụng từ Yeah trong hội thoại thường ngày.

Bạn có thể nghe thấy người nói tiếng Anh bản ngữ sử dụng từ này RẤT NHIỀU. Nhưng hãy nhớ rằng, bạn phải dùng sao cho thật phù hợp. Nếu bạn đang ở trong một hoàn cảnh hoặc một tình huống trang trọng, hãy sử dụng ngôn từ mang tính chất chuyên nghiệp hơn.

  • “Yeah, I’ll meet you there” (Ừ, tôi sẽ gặp bạn ở đó!)
  • “Oh yeah, we’re going to her party tomorrow” (Ồ đúng rồi, ngày mai chúng ta sẽ đến bữa tiệc của cô ấy.)

17. Dùng cụm từ ‘No prob’

“No prob” là cách nói tắt của “no problem” (không vấn đề gì/không có chi). Ví dụ:

  • “A: Thanks for helping me to find the key. I cannot get into the house without it.
    B:No prob!”

Người bản ngữ thường hay dùng “No problem / No prob” trong các cuộc hội thoại thân mật hàng ngày thay vì “You’re welcome”. Hãy chú ý sử dụng khi bạn giao tiếp bằng tiếng Anh với người bản ngữ nhé.

18. Dùng câu chào thân mật

Thay vì những câu nói kiểu mẫu như “How are you?”, “I’m fine, thank you”, người bản ngữ có vô vàn cách để chào hỏi/làm quen như

  • “What’s up?/ Wassup”
  • “How’s it going?”
  • “How’s everything?”

Tương tự, cũng có rất nhiều cách để trả lời:

  • “I’m great!”
  • “Thanks for asking.”

19. Thể hiện sự lắng nghe

Giao tiếp là một quá trình mang tính hai chiều. Và khi bạn trò chuyện với ai đó, trọng tâm cuộc đối thoại không chỉ nghiêng về bạn. “Chủ động lắng nghe” (Active listener) không những thể hiện sự tôn trọng đối với người nói mà còn giúp bạn ghi nhớ được những thông tin quan trọng.

Làm thế nào để bạn làm điều đó? Hãy trả lời để đối phương biết rằng bạn đang lắng nghe Ví dụ, đưa ra những câu cảm thán.

  • “Mmm hmmm”
  • “That’s right”
  • “I see”
  • “Yeah”

20. Dùng những “fillers” một cách tự nhiên

Một số fillers (đệm từ) thường gặp:

  • “By the way”
  • “Well”
  • “Okay”
  • “You see”
  • “To be honest”
  • “You know
  • “I mean”
  • “Sort of”
  • “Kinda”
  • “Like”

Những từ filler này sẽ giúp bạn “ăn gian” thời gian chết khi đang nghĩ ra từ tiếp theo cần nói. Hãy sử dụng trong tiếng Anh giao tiếp, chúng sẽ giúp bạn nói được tiếng Anh như người bản ngữ.

Trên đây là 20 mẹo giúp bạn luyện nói tiếng Anh như người bản ngữ. Bạn không cần áp dụng tất cả các mẹo này mới được công nhận. Hãy sử dụng chúng một cách vừa phải và lưu ý đến các tình huống mà mình đang giao tiếp nữa nhé.

Tham gia vào khóa học IELTS Senior của The IELTS Workshop sẽ là giải pháp hiệu quả cho những bạn vẫn còn yếu kỹ năng Speaking nói riêng và muốn luyện thi IELTS nói chung. 

khóa học senior

Đăng ký tư vấn lộ trình miễn phí

Bạn hãy để lại thông tin, TIW sẽ liên hệ tư vấn cho mình sớm nha!

"*" indicates required fields

Đăng ký tư vấn miễn phí

Bạn hãy để lại thông tin, TIW sẽ tư vấn lộ trình cho mình sớm nha

"*" indicates required fields

1900 0353 Chat on Zalo