fbpx

Tổng hợp 20+ quy tắc đánh trọng âm tiếng Anh dễ nhớ nhất

Việc nắm vững quy tắc đánh trọng âm là yếu tố quan trọng giúp bạn giao tiếp rõ ràng và tự tin hơn. Bài viết này The IELTS Workshop sẽ giới thiệu đầy đủ các quy tắc đánh trọng âm và mẹo để giúp bạn đạt điểm cao trong các kỳ thi nói chung cũng như IELTS nói riêng nhé .

1. Trọng âm trong tiếng Anh là gì?

Trọng âm là âm tiết được nhấn mạnh hơn những âm tiết khác trong từ. Trong đó, âm tiết là thành phần cơ bản trong một từ tiếng Anh, có thể chứa nguyên âm hoặc kết hợp cả nguyên âm và phụ âm. Khi nhấn trọng âm, âm tiết này sẽ được phát âm to hơn, rõ hơn và thường kéo dài hơn. Trong từ điển, trọng âm thường được biểu thị bằng dấu nháy (‘) đứng trước âm tiết được nhấn.

Ví dụ:

  • Market /ˈmɑː.kɪt/: Chợ (trọng âm rơi vào âm tiết đầu “mɑː”).
  • Control /kənˈtrəʊl/: Điều khiển (trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai “trəʊl”).

Xem thêm:

2. Lý do cần phải học cách đánh trọng âm trong tiếng anh

  • Giúp phát âm chuẩn và tự nhiên hơn

Trọng âm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên ngữ điệu của một câu nói. Nhấn đúng trọng âm giúp giọng điệu của bạn trở nên sống động, tự nhiên và dễ nghe hơn, giống như cách mà người bản ngữ sử dụng hàng ngày. Nếu không có trọng âm, cách nói sẽ trở nên đơn điệu, thiếu cảm xúc và dễ gây nhàm chán.

  • Cải thiện khả năng nghe hiểu

Khi bạn đã quen thuộc với cách nhấn trọng âm, việc nghe hiểu người bản ngữ cũng trở nên dễ dàng hơn. Trọng âm là dấu hiệu quan trọng giúp nhận diện nghĩa của từ trong các bài thi nghe hoặc trong giao tiếp thực tế.

  • Tăng sự tự tin khi giao tiếp

Khi bạn phát âm đúng và nhấn trọng âm chính xác, giọng nói của bạn sẽ rõ ràng, dễ hiểu và chuyên nghiệp hơn. Điều này đặc biệt hữu ích trong các tình huống như thuyết trình, phỏng vấn hoặc hội họp. Nhấn trọng âm đúng cách giúp bạn tạo ấn tượng tốt với người nghe và truyền tải thông điệp hiệu quả hơn.

  • Phân biệt các từ dễ nhầm lẫn

Một số từ trong tiếng Anh có cách viết giống nhau nhưng nghĩa khác nhau tùy thuộc vào trọng âm. Nhấn đúng trọng âm sẽ giúp bạn tránh nhầm lẫn và sử dụng từ ngữ chính xác hơn trong giao tiếp.

Ví dụ:

  • Desert /ˈdez.ət/ (danh từ): Sa mạc.
  • De’sert /dɪˈzɜːt/ (động từ): Bỏ rơi.

Xem thêm: Top 3 lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt thường gặp nhất

3. Những quy tắc đánh trọng âm trong tiếng Anh

3.1 Quy tắc đánh trọng âm với từ có 2 âm tiết

Quy tắc 1: Đối với động từ có 2 âm tiết, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ hai. => Điều này xảy ra vì âm tiết đầu thường là phần mở đầu (prefix) không mang nhiều ý nghĩa chính, trong khi âm tiết sau thể hiện hành động chính.

Ví dụ:

  • admit /ədˈmɪt/ – Trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai “mit.”
  • decide /dɪˈsaɪd/ – Âm “side” mang trọng âm vì thể hiện ý nghĩa quyết định.
  • prefer /prɪˈfɜːr/ – Phần “fer” được nhấn mạnh.

Tuy nhiên, có một số ngoại lệ, trong đó trọng âm rơi vào âm tiết đầu. Điều này thường liên quan đến cách sử dụng từ hoặc nguồn gốc của từ.

Ví dụ:

  • cancel /ˈkæn.səl/
  • happen /ˈhæp.ən/

Quy tắc 2: Với danh từ có 2 âm tiết, trọng âm thường rơi vào âm tiết đầu tiên. => Danh từ thường nhấn mạnh phần cốt lõi của từ, giúp người nghe nhanh chóng nhận diện ý chính.

Ví dụ:

  • garden /ˈɡɑː.dən/ – Trọng âm rơi vào âm “gar.”
  • picture /ˈpɪk.tʃər/ – Âm “pic” được nhấn mạnh.
  • teacher /ˈtiː.tʃər/ – Trọng âm nằm ở “teach.”

Một số từ lại rơi vào âm tiết thứ hai, thường do ảnh hưởng từ cách phát âm gốc hoặc cách sử dụng đặc biệt.

Ví dụ:

  • mistake /mɪˈsteɪk/
  • hotel /həʊˈtel/

Quy tắc 3: Đối với tính từ có 2 âm tiết, trọng âm thường rơi vào âm tiết đầu. => Điều này giúp làm nổi bật đặc điểm hoặc trạng thái mà tính từ mô tả.

Ví dụ:

  • happy /ˈhæp.i/ – Trọng âm nằm ở âm “hap.”
  • pretty /ˈprɪt.i/ – Âm “pre” được nhấn mạnh.
  • noisy /ˈnɔɪ.zi/ – Âm “noi” mang trọng âm.

Một số trường hợp ngoại lệ, trọng âm lại rơi vào âm tiết thứ hai. Điều này thường gặp ở những từ chỉ trạng thái hoặc cảm xúc phức tạp.

Ví dụ:

  • awake /əˈweɪk/ – Trọng âm rơi vào âm “wake.”
  • afraid /əˈfreɪd/ – Âm “fraid” mang trọng âm.

Quy tắc 4: Các từ có 2 âm tiết bắt đầu bằng “A” thường có trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai. => Điều này là do âm tiết đầu tiên chỉ đóng vai trò giới thiệu hoặc nối ý.

Ví dụ:

  • around /əˈraʊnd/ – Trọng âm nằm ở “round.”
  • asleep /əˈsliːp/ – Âm “sleep” được nhấn mạnh.
  • alone /əˈləʊn/ – Trọng âm ở “lone.”
Quy tắc đánh trọng âm với từ có 2 âm tiết
Quy tắc đánh trọng âm với từ có 2 âm tiết

Xem thêm:

3.2 Quy tắc đánh trọng âm với từ có 3 âm tiết

Quy tắc 5: Đối với động từ có 3 âm tiết, nếu âm tiết cuối là nguyên âm ngắn và kết thúc bằng phụ âm đơn, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ hai. => Nguyên âm ngắn ở cuối làm cho âm tiết đó yếu đi, nên trọng âm được đẩy lên âm tiết trước nó.

Ví dụ:

  • encourage /ɪnˈkʌr.ɪdʒ/ – Trọng âm rơi vào “cour.”
  • discover /dɪˈskʌv.ər/ – Âm “scov” mang trọng âm.

Quy tắc 6: Với động từ có âm tiết cuối là nguyên âm đôi hoặc kết thúc bằng 2 phụ âm trở lên, trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên. => Điều này giúp làm nổi bật gốc từ chính, vì các âm cuối phức tạp hơn chỉ đóng vai trò bổ sung ý nghĩa.

Ví dụ:

  • organize /ˈɔː.ɡən.aɪz/ – Trọng âm nằm ở “or.”
  • recognize /ˈrek.əɡ.naɪz/ – Âm “rec” được nhấn mạnh.

Quy tắc 7: Với danh từ có 3 âm tiết, nếu âm tiết thứ hai chứa âm /ə/ hoặc /ɪ/, trọng âm thường rơi vào âm tiết đầu tiên. => Âm /ə/ và /ɪ/ là âm yếu, khiến phần mở đầu trở thành điểm nhấn.

Ví dụ:

  • resident /ˈrez.ɪ.dənt/ – Trọng âm nằm ở “res.”
  • catalogue /ˈkæt.ə.lɒɡ/ – Âm “cat” được nhấn mạnh.
  • holiday /ˈhɒl.ɪ.deɪ/ – Trọng âm rơi vào “hol.”

Quy tắc 8: Nếu danh từ có âm tiết thứ hai chứa nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi, trọng âm sẽ rơi vào âm tiết đó.

Ví dụ:

  • potato /pəˈteɪ.təʊ/ – Trọng âm nằm ở “ta.”
  • guitar /ɡɪˈtɑːr/ – Âm “tar” được nhấn mạnh.

Quy tắc 9: Đối với tính từ có 3 âm tiết, nếu âm tiết đầu là âm /ə/ hoặc /ɪ/, trọng âm thường nằm ở âm tiết thứ hai.

Ví dụ:

  • familiar /fəˈmɪl.i.ər/ – Âm “mil” mang trọng âm.
  • important /ɪmˈpɔːr.tənt/ – Trọng âm ở “por.”

Quy tắc 10: Với tính từ có âm tiết cuối là nguyên âm ngắn và âm tiết thứ hai là nguyên âm dài, trọng âm sẽ nằm ở âm tiết thứ hai.

Ví dụ:

  • delicious /dɪˈlɪʃ.əs/ – Trọng âm rơi vào “li.”
  • annoying /əˈnɔɪ.ɪŋ/ – Âm “noy” được nhấn mạnh.
Quy tắc đánh trọng âm với từ có 3 âm tiết
Quy tắc đánh trọng âm với từ có 3 âm tiết

Xem thêm:

4. Một số quy tắc đánh trọng âm đặc biệt

Quy tắc 1: Trọng âm không nhấn vào các tiền tố “un-, im-, en-, dis-, re-, ir-” => Các tiền tố này không mang trọng âm, do đó, trọng âm thường rơi vào gốc từ hoặc âm tiết khác.

Ví dụ:

  • unfold /ʌnˈfəʊld/
  • immortal /ɪˈmɔːr.tl/
  • enable /ɪˈneɪ.bl/
  • rediscover /ˌriː.dɪˈskʌv.ər/

Trường hợp ngoại lệ:

  • undergo /ˌʌn.dərˈɡoʊ/
  • understudy /ˈʌn.dərˌstʌd.i/

Quy tắc 2. Từ có hai âm tiết và kết thúc bằng “ever’ thì sẽ nhấn trọng âm vào chính nó.

Ví dụ:

  • whatever /wɒtˈev.ər/
  • whenever /wenˈev.ər/
  • forever /fəˈrev.ər/

Quy tắc 3. Từ hai âm tiết kết thúc bằng “how, what, where” nhấn vào âm tiết đầu tiên.

Ví dụ:

  • somehow /ˈsʌm.haʊ/
  • anywhere /ˈen.i.weər/
  • somewhat /ˈsʌm.wɒt/

Quy tắc 4. Từ chứa âm “ow” thường nhấn âm tiết đầu.

Ví dụ:

  • shadow /ˈʃæd.oʊ/
  • window /ˈwɪn.doʊ/
  • fellow /ˈfel.oʊ/

Quy tắc 5. Trọng âm không rơi vào âm yếu /ɪ/ và /ə/.

Ví dụ:

  • event /ɪˈvent/
  • effect /ɪˈfekt/
  • offer /ˈɒf.ər/
  • happen /ˈhæp.ən/

Quy tắc 6. Đại từ phản thân nhấn trọng âm vào âm tiết thứ hai. => Trọng âm trong đại từ phản thân luôn nằm ở phần “self.”

Ví dụ:

  • myself /maɪˈself/
  • yourself /jɔːˈself/
  • ourselves /aʊərˈselvz/

Quy tắc 7. Từ hai âm tiết bắt đầu bằng “a” nhấn trọng âm vào âm thứ hai.

Ví dụ:

  • amaze /əˈmeɪz/
  • awake /əˈweɪk/
  • achieve /əˈtʃiːv/

Quy tắc 8. Từ hai âm tiết kết thúc bằng “y” nhấn vào âm tiết thứ hai. => Những từ này thường có chữ “y” được phát âm là /ai/ và trọng âm rơi vào âm tiết trước “y.”

Ví dụ:

  • deny /dɪˈnaɪ/
  • rely /rɪˈlaɪ/
  • apply /əˈplaɪ/

Quy tắc 9. Các từ bắt đầu bằng “every” trọng âm sẽ rơi vào chính “every”.

Ví dụ:

  • everyone /ˈev.ri.wʌn/
  • everything /ˈev.ri.θɪŋ/
  • everywhere /ˈev.ri.weər/

Quy tắc 10. Trọng âm rơi vào chính các âm tiết sau: “sist, cur, vert, test, tain, tract, vent, self”.

Ví dụ:

  • assist /əˈsɪst/
  • maintain /meɪnˈteɪn/
  • event /ɪˈvent/
  • persist /pəˈsɪst/

Quy tắc 11. Đối với các từ có tận cùng bằng các đuôi: – ety, – ity, – ion ,- sion, – cial,- ically, – ious, -eous, – ian, – ior, – iar, iasm – ience, – iency, – ient, – ier, – ic, – ics, -ial, -ical, -ible, -uous, -ics, ium, – logy, – sophy,- graphy – ular, – ulum => trọng âm rơi vào âm tiết ngay trước nó.

Ví dụ:

  • attraction /əˈtræk.ʃən/
  • decision /dɪˈsɪʒ.ən/
  • society /səˈsaɪ.ə.ti/
  • biology /baɪˈɒl.ə.dʒi/

Quy tắc 12. Với các từ tận cùng bằng các đuôi: – ade, – ee, – ese, – eer, – ette, – oo, -oon , – ain, -esque,- isque, -aire ,-mental, -ever, – self => trọng âm nhấn ở chính các đuôi này.

Ví dụ:

  • refugee /ˌref.juˈdʒiː/
  • lemonade /ˌlem.əˈneɪd/
  • volunteer /ˌvɒl.ənˈtɪər/
  • balloon /bəˈluːn/

Quy tắc 13. Các từ chỉ số lượng có đuôi -teen thì nhấn trọng âm vào -teen, đuôi -ty thì trọng âm rơi vào âm tiết phía trước nó.

Ví dụ:

  • seventeen /ˌsev.ənˈtiːn/
  • ninety /ˈnaɪn.ti/

Quy tắc 14. Động từ ghép nhấn trọng âm vào từ thứ hai

Ví dụ:

  • become /bɪˈkʌm/
  • overlook /ˌəʊ.vəˈlʊk/

Quy tắc 15. Danh từ ghép nhấn trọng âm vào từ đầu tiên

Ví dụ:

  • toothbrush /ˈtuːθ.brʌʃ/
  • notebook /ˈnəʊt.bʊk/

Xem thêm:

5. Trọng âm tiếng Anh trong câu

Trọng âm trong câu là yếu tố quan trọng giúp người nói nhấn mạnh một hoặc nhiều từ trong câu, qua đó làm nổi bật ý nghĩa hoặc ý đồ giao tiếp. Trọng âm này thay đổi linh hoạt dựa trên ngữ cảnh và mục đích nhấn mạnh của người nói, từ đó giúp truyền tải thông điệp một cách rõ ràng và hiệu quả.

Tùy thuộc vào cách nhấn mạnh, ý nghĩa của câu có thể thay đổi, tạo sự rõ ràng trong giao tiếp.

Ví dụ 

  • I am studying English. (Tôi học tiếng Anh – nhấn mạnh chính bạn chứ không phải ai khác.)
  • I am studying English. (Tôi học tiếng Anh – nhấn mạnh môn học.)

Có hai loại từ phổ biến được nhấn mạnh:

  • Từ mang nội dung (Content Words): Các từ chính thể hiện ý nghĩa, bao gồm danh từ, động từ chính, tính từ và trạng từ.
  • Từ chức năng (Function Words): Các từ giúp kết nối, như giới từ, mạo từ, hoặc đại từ, thường ít được nhấn mạnh nhưng đôi khi có thể thay đổi tùy vào ngữ cảnh.

Cách đánh trọng âm trong các loại câu:

  • Câu khẳng định: thường nhấn mạnh vào các từ thể hiện ý chính hoặc hành động quan trọng.

Ví dụ: He plays football every weekend. (Cậu ấy chơi bóng đá vào cuối tuần.)

  • Câu phủ định: thường nhấn mạnh từ “không” hoặc phần muốn làm rõ ý phủ nhận.

Ví dụ: I don’t like coffee. (Tôi không thích cà phê.)

  • Câu hỏi Yes/No: trọng âm thường rơi vào động từ chính hoặc từ có liên quan trực tiếp đến nội dung câu hỏi.

Ví dụ: Did she finish her homework? (Cô ấy đã làm xong bài tập chưa?)

  • Câu hỏi Wh- (What, Where, When, Why, How): Trọng âm thường nhấn vào từ để hỏi hoặc từ mang nội dung chính cần câu trả lời.

Ví dụ: Where are you going? (Bạn đi đâu?)

Mẹo ghi nhớ các quy tắc đánh trọng âm trong tiếng Anh

Trọng âm trong tiếng Anh đóng vai trò quan trọng trong việc phát âm và giao tiếp hiệu quả. Một cách thú vị để ghi nhớ các quy tắc trọng âm là học qua bài thơ dễ nhớ

Danh, tính hai âm, nhấn đầu,
Danh từ ghép, trước luôn sâu nghĩa từ.
Động từ hai tiếng, nhấn từ,
Từ hai ghép, cuối chẳng hư chút nào.

Bài tập về quy tắc đánh trọng âm

Bài 1: Đánh dấu trọng âm đúng cho các từ sau:

  1. A. TAble. B. taBLE
  2. A. REcord (danh từ). B. reCORD (động từ)
  3. A. POlice. B. poLICE
  4. A. CONtract (danh từ). B. conTRACT (động từ)
  5. A. PREtty. B. pretTY
  6. A. COMfort. B. comFORT
  7. A. ORder. B. orDER
  8. A. CAncel. B. canCEL
  9. A. COmplete. B. comPLETE
  10. A. PROduce (danh từ). B. proDUCE (động từ)

Bài 2: Chọn từ có trọng âm khác với các từ còn lại:

  1. a. Record b. Prefer c. Record d. Explain
  2. a. Communicate b. Complete c. Repeat d. Describe
  3. a. Actor b. Action c. Actual d. Aware
  4. a. Paragraph. b. Parallel. c. Horizon d. Parallel
  5. a. Structure. b. Instruct. c. Destruct. d. Restructure
  6. a. Complex. b. Comfort c. Produce. d. Complain
  7. a. Result. b. Result. c. Consequence. d. Reject
  8. a. Final. b. Finance. c. Finished. d. Final
  9. a. Employee. b. Empower. c. Empathy. d. Employer
  10. a. Object. b. Observe. c. Obtain. d. Object

Bài 3: Điền các nghĩa và cách đánh trọng âm của các từ sau:

  1. Record
  2. Contract 
  3. Object
  4. Permit
  5. Produce
  6. Project
  7. Refuse
  8. Export 
  9. Increase 
  10. Contest 

Đáp án:

Bài 1: 

  1. a
  2. a
  3. a
  4. b
  5. a
  6. b
  7. b
  8. b
  9. b
  10. b

Bài 2: 

  1. Record 
  2. Describe 
  3. Aware
  4. Horizon
  5. Structure
  6. Complain
  7. Reject
  8. Finance 
  9. Empathy
  10. Object

Bài 3: 

  1. Record (Danh từ: /ˈrɛkɔːrd/ – Động từ: /rɪˈkɔːrd/)
  2. Contract (Danh từ: /ˈkɒntrækt/ – Động từ: /kənˈtrækt/)
  3. Object (Danh từ: /ˈɒbdʒɪkt/ – Động từ: /əbˈdʒɛkt/)
  4. Permit (Danh từ: /ˈpɜːmɪt/ – Động từ: /pəˈmɪt/)
  5. Produce (Danh từ: /ˈprɒdjuːs/ – Động từ: /prəˈdjuːs/)
  6. Project (Danh từ: /ˈprɒdʒɛkt/ – Động từ: /prəˈdʒɛkt/)
  7. Refuse (Danh từ: /ˈrɛfjuːz/ – Động từ: /rɪˈfjuːz/)
  8. Export (Danh từ: /ˈɛkspɔːt/ – Động từ: /ɪksˈpɔːt/)
  9. Increase (Danh từ: /ˈɪnkrɪs/ – Động từ: /ɪnˈkriːs/)
  10. Contest (Danh từ: /ˈkɒntɛst/ – Động từ: /kənˈtɛst/)

Xem thêm: Tổng hợp kiến thức ngữ pháp: 12 thì trong tiếng Anh

Tạm kết

Hiểu và áp dụng đúng các quy tắc trọng âm tiếng anh sẽ giúp bạn nâng cao khả năng phát âm và giao tiếp tự tin. Hãy luyện tập đều đặn để đạt kết quả tốt nhất trong IELTS và các tình huống giao tiếp. The IELTS Workshop luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục tiếng Anh.

Chúc bạn học tốt!

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc bắt đầu học tiếng Anh, tham khảo ngay khóa học Foundation tại The IELTS Workshop để nắm vững kiến thức cơ bản và thông dụng nhé.

the ielts workshop khóa học foundation - quy tắc đánh trọng âm tiếng anh

Đăng ký tư vấn lộ trình miễn phí

Bạn hãy để lại thông tin, TIW sẽ liên hệ tư vấn cho mình sớm nha!

"*" indicates required fields

Đăng ký tư vấn miễn phí

Bạn hãy để lại thông tin, TIW sẽ tư vấn lộ trình cho mình sớm nha

"*" indicates required fields

1900 0353 Chat on Zalo