Vừa qua, thầy Đặng Trần Tùng lại một lần nữa tham gia kỳ thi IELTS và đạt số điểm tuyệt đối 9.0/9.0 IELTS, lần thứ 5 đạt 9.0 IELTS . Hãy cùng lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm và lời khuyên từ thầy Tùng Đặng cùng The IELTS Workshop nhé!
Thầy Đặng Trần Tùng lần thứ 5 đạt 9.0 IELTS
Đầu tiên chúng ta hãy điểm lại Profile “khủng” của thầy Tùng nhé
Thầy Đặng Trần Tùng – Nhà sáng lập kiêm Giảng viên chủ nhiệm tại trung tâm The IELTS Workshop.
▸ 5 lần đạt 9.0 IELTS Overall với cả hai hình thức thi online và offline.
▸ Cố vấn học thuật của dòng sách Gamma, Alphabooks;
▸ Tác giả cuốn E-book “40 chủ đề phải biết cho IELTS Speaking 7.5+” (2017)
▸ Tác giả cuốn “How to crack the IELTS Speaking Test Part 1” – Best seller dòng sách ngoại văn Gamma của NXB Alphabooks với hơn 10.000 cuốn đã được bán ra; (2019)
▸ Tác giả cuốn “How to crack the IELTS Writing Test Vol.1”; (2020)
Trong đợt thi này, Thầy Đặng Trần Tùng đã đạt điểm Overall là 9.0. Cụ thể, 3 kỹ năng Reading, Listening, Speaking đều đạt điểm số tuyệt đối, 9.0 và Writing là 8.0.
Hình ảnh chứng chỉ lần thứ 5 đạt 9.0 IELTS được thầy Tùng đăng tải
Nên lựa chọn thi máy hay thi giấy?
Về hình thức thi, chúng ta đều biết, bài thi IELTS có 2 hình thức thi là thi trên máy tính và thi trên giấy. Vì vậy, lựa chọn hình thức thi nào cho phù hợp cũng là câu hỏi mà nhiều thí sinh luôn “đau đầu”.
“Từ tháng 11/2018 đến giờ, mình toàn thi máy hết chứ không thi giấy. Trước đó thì toàn thi giấy bởi đó là thể thức duy nhất.
Cá nhân mình thấy nhiều học sinh thích thi giấy hơn bởi những bài thi như Listening hay là Reading cho họ cảm giác có rất nhiều cái “ritual” trong phòng thi. Ví dụ như về việc nháp, việc khoanh tròn gạch chân các kiểu, rất nhiều các động tác đó sẽ không được làm nếu đi thi máy. Giống như là chúng ta nói, cái hoạt động múa tay múa chân nó không trợ giúp trực tiếp cho việc chúng ta phát ra âm thanh nhưng mà khi chúng ta di chuyển tay, ta cũng cảm thấy tự tin hơn. Đối với Listening và Reading cũng như vậy, nhiều bạn cũng muốn gạch chân, dù gạch chân thực chất cũng chả giải quyết vấn đề gì đâu, nhưng mà vẫn muốn gạch chân để cảm thấy tự tin và làm được bài hơn.
Tuy nhiên, mình thấy thi máy thì kết quả nhanh hơn và tiện hơn rất nhiều. Đối với thi máy, các bạn cũng có thể thao tác trước ở nhà. Hiện nay có rất nhiều những phần mềm mô phỏng bài thi trên máy mà các bạn có thể tập luyện trước.
Về cá nhân mình, mình là một người đi thi hay bị tâm lý. Vì vậy, mình muốn biết điểm nhanh nhất có thể để sau đó có tạch thì mình đi thi lại luôn. Thi trên giấy phải mất 13 ngày mới biết kết quả, ví dụ đi thi vào thứ 7 thì thứ 6 của tuần sau nữa mới biết, nó đúng kiểu “tra tấn” với mình. Đó cũng là lí do mình thích thi trên máy hơn. Thi máy chỉ cần 3-5 ngày là có kết quả rồi, tâm lý nó nhẹ nhàng hơn rất là nhiều.”
Thầy Tùng chia sẻ kinh nghiệm về hình thức thi IELTS
Tăng nguồn bổ trợ cho bộ môn “đa góc cạnh”
Qua các học liệu của TIW và các tài liệu ôn luyện IELTS nổi tiếng, mọi người sẽ thấy, việc đạt điểm cao không đến từ việc cứ thi đi thi lại, đấy chỉ là một phần. Việc đạt điểm cao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ngoài việc học tiếng anh nói chung, về những cái như từ vựng, ngữ pháp, các bạn cũng phải gia tăng kiến thức về các vấn đề trong xã hội. Nếu bạn đạt đầy đủ những yếu tố đó thì rất dễ dàng để làm chủ được ngôn ngữ này.
Và những cái đấy không chỉ đến từ việc đi thi IELTS mà nó đến từ rất nhiều nguồn khác. Chưa kể một phần rất lớn chủ đề không liên quan tới tiếng Anh và các bạn cần phải bổ sung thêm cho mình những kiến thức cần thiết về chủ đề đó.
Mình thấy đó là cái hay của việc đi dạy IELTS cũng như tham gia vào các chiến dịch truyền thông hay là một IELTS Personality in General. Qua đó, mình biết thêm được rất nhiều chủ đề mới lạ thậm chí là nếu không dạy IELTS thì mình cũng sẽ không bao giờ đọc đến. Thật sự cái bộ môn này nó rất là “đa góc cạnh“.
Đặt được những câu hỏi “chất lượng” cho chủ đề
“Giả sử mình bảo học sinh là về phải đọc báo này báo kia, xem cái này xem cái kia thì nó chỉ là một lời khuyên rất chung chung thôi. Chúng ta cần làm những cái cụ thể hơn, ví dụ như một bài nào đấy về Topic: Space Exploration chẳng hạn, chúng ta cần phải đặt ra những câu hỏi về công cuộc khám phá vũ trụ của con người, và cụ thể hơn chi tiết hơn là làm thế nào để ứng dụng nó vào bài Writing và Speaking.
Vậy thì chúng ta sẽ đặt được câu hỏi nó chất lượng hơn, thay vì “OK, hãy về và học thêm nhiều về thế giới nhé”, nghe nó rất là mông lung và không có mục tiêu.”
Tạo được giá trị trong câu trả lời
Mình thường nói với học sinh của mình là nếu mà dạy template để các em viết được một bài IELTS Writing thầy dạy em một tiếng là xong, có thể đi về. Học theo template thì đơn giản, kiểu bài này viết kiểu này, bài kia viết kiểu kia nhưng mình không tin vào cái việc là “make something out of nothing”, tức là không hiểu gì về topic mà vẫn viết được.
Trong trường hợp đó thì bài mình viết ra sẽ rất là lãng phí bởi chúng ta không đưa ra được bất cứ giá trị gì cho thế giới.
Khi mình viết một bài văn, mình thực sự muốn tạo ra thử thách đối với cái cách học sinh nghĩ và hi vọng học sinh sẽ thử thách lại cách mà mình nghĩ. Có thể đến cuối cùng, chúng mình không đi được đến câu trả lời nào đấy rõ ràng, phân biệt được đâu là đúng và đâu là sai nhưng tối thiểu việc chúng mình nói về nó đã bắt chúng mình phải suy nghĩ về vấn đề ấy, đấy cũng là một khởi điểm tốt.
Chia sẻ cụ thể đối với từng kĩ năng
Ngoài ra, các bạn có thể xem những chia sẻ cụ thể của thầy đối với từng kĩ năng cũng như những kinh nghiệm mà thầy đã đúc kết được sau khi tham gia kỳ thi IELTS lần này tại IDP.
Thầy Tùng chia sẻ kinh nghiệm sau lần đạt 9.0 IELTS thứ 5 của mình và gửi những lời khuyên tới các sĩ tử
Lần chia sẻ này của thầy Tùng đề cập đến xu hướng đề thi IELTS gần đây và bổ sung thêm nhiều điểm mới về kinh nghiệm so với lần thứ 4 đạt 9.0 trước đó.
IELTS Listening
Với Listening, motip vẫn là Section 1: thu thập thông tin, một người thu nhập thông tin của người còn lại. Section 2 thì đa phần là map. Section 3 có sự thay đổi khi các đáp án của phần multiple choice không còn dài như trước.
“Nếu bạn làm Cam 10 đến Cam 11 chẳng hạn, các bạn sẽ thấy Section 3 của Listening, đáp án của phần multiple choice rất là dài. Bây giờ thì các đáp án ABC nó rất là ngắn. Tuy nhiên, mình không nhìn đáp án ABC là gì, mình chỉ nhìn câu hỏi rồi sau đó take note. Sau khi take note xong và thu được dữ liệu rồi, việc quay lại làm câu đó rất là chắc chắn. Nếu như mình làm trực tiếp ngay thì mình chỉ có một cơ hội thôi, nếu lúc nghe mình không bắt được đáp án đó coi như mình mất cơ hội. Còn nếu lúc mình nghe, mình ghi lại dữ liệu thì lúc sau mình vẫn có thể tính toán lại xem đáp án nào là đáp án hợp lý.
Đối với Section 4, đây là phần cho các bạn cơ hội gỡ điểm vì nó chỉ có điền từ. Ngày xưa phần này yêu cầu điền 2-3 từ nhưng bây giờ thì chỉ có 1 từ thôi. Các bạn có thể thấy rõ xu hướng này khi luyện những cuốn sách Cam mới.”
IELTS Reading
Thầy chia sẻ: “Mình “hơi choáng 1 chút” với cái đề hôm vừa rồi. Bài nào cũng có True, False, Not Given. Tính ra số câu True, False, NG phải đến hơn 15 câu, tức là hơn ⅓ số lượng câu hỏi của toàn bài. Đây vẫn luôn là một dạng bài quan trọng trong IELTS Reading.
Khi làm một câu True, False, NG những bạn nào cảm thấy chưa chắc chắn lắm, cảm thấy hơi lú thì cách đơn giản nhất là loại bớt một đáp án. Thường thì các bạn sẽ loại được đáp án True hoặc False. Tức là đọc câu đó mà thấy nó sai sai sao sao thì chắc là False hoặc là Not Given. Còn đọc câu đấy mà thấy có vẻ thuận tai thì khả năng cao nó là True hoặc NG. Phân biệt giữa 2 lựa chọn đó sẽ dễ hơn.
Có một điểm lưu ý là chúng ta phải đọc cả bài, phải đọc toàn bộ câu hỏi trong bài. Bởi đôi khi không phải bạn cứ đọc thì sẽ tìm thấy được dữ liệu. Có những câu hơi khó tìm bắt buộc mình phải biết cách chặn trên chặn dưới. Ví dụ như nhìn thấy tên riêng thì chặn trên, nhìn thấy năm thì chặn dưới chẳng hạn.
Và thực sự là ngày xưa có những chiến thuật mình đọc không hiểu gì cả nhưng làm bài vẫn đúng 90, 100%. Bây giờ không như vậy, bây giờ mục tiêu của các bạn khi làm Reading Comprehension là phải hiểu được bài đọc đó 100%. Không quan trọng là chúng ta có làm được câu hỏi hay không nhưng mục tiêu cơ bản nhất là đọc phải hiểu 100%. Nếu chúng ta học theo 1 hướng khác, ví dụ học Reading để làm được càng nhiều câu đúng càng tốt thì chúng ta sẽ không bao giờ làm chủ được nó.
IELTS Writing
Tận dụng bài đọc IELTS Reading như một nguồn lấy idea và example tốt cho IELTS Writing. Bên cạnh đó, cách hành văn và diễn đạt trong IELTS Reading cũng rất chỉn chu. Khi mình gắn những cụm đấy vào bài văn của mình nghe nó cực kỳ tự nhiên. Còn các bạn muốn học những nguồn khác ví dụ như báo chí hay truyện tranh thì cũng có những bất lợi nhất định. Đôi khi cách hành văn của nó original quá, không phải là cách dùng phổ biến, dễ dẫn đến người đọc đôi khi cũng không hiểu được dụng ý của mình. Nhưng mà với IELTS Reading, ngôn ngữ của nó rất phổ thông, cách hành văn của nó rất an toàn.
IELTS Speaking
Đề Speaking được thầy cho là không quá khó trong thời gian gần đây. Đề chỉ có điều chỉnh xu hướng 1 chút về part 2, theo hướng ngày càng cụ thể hơn.
“Ngày xưa mình thấy có những đề nó rất chung chung, kiểu describe an advertisement hay là describe a trip. Bây giờ thì câu hỏi nó cụ thể hơn. Ví dụ như hôm vừa rồi mình thi thì mình gặp cái đề là “Miêu tả một lần bạn đi chơi nhưng mà không chi quá nhiều tiền”, nó có vế đằng sau cho nên rất là cụ thể. Cách ra đề này sẽ loại bỏ trường hợp các bạn học tủ.
Hành trình sắp tới
Khi được hỏi về dự định sắp tới, thầy chia sẻ: “Sắp tới, cụ thể là vào ngày 25/09 tại Hà Nội, sẽ có 1 event được rất nhiều người mong chờ. Đó là sự kiện THE IELTS EXPO 2022.
THE IELTS EXPO năm nay không chỉ là một lễ hội mà còn là một sự kiện học thuật, một cơ hội để cộng đồng người học IELTS có thể đến và học hỏi kiến thức. Ngoài ra, người tham dự còn có cơ hội đạt được nhiều học bổng hấp dẫn và kết nối với các đơn vị tuyển dụng, nhà trường.
THE IELTS EXPO 2022 còn diễn ra đêm chung kết Trại hùng biện tiếng Anh Speak Yourself cùng những bạn trẻ tài năng. Các bạn tham gia không những có thể học hỏi nhiều thứ bên cạnh IELTS mà còn có những phần quà hấp dẫn mang về.
Tạm kết
Với lần thi này tại IDP, thầy Đặng Trần Tùng lại một lần nữa nâng số lần đạt 9.0 IELTS của mình lên thành 5 lần, đây cũng là một minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nhằm hoàn thiện bản thân của thầy. Ở cương vị một người thầy giáo, thầy hiểu rõ hơn ai hết, để hiện thực hóa ước mơ của người khác, thầy cũng phải cố gắng hơn rất nhiều. Thầy luôn tâm niệm rằng: “Giây phút nghĩ mình đủ giỏi và ngừng cố gắng là giây phút mở cửa cho sự dốt nát của bản thân.”
“Chúc mọi người không chỉ đạt được kết quả như ý mà còn gặt hái được nhiều thành quả – những thứ không chỉ đo đếm được bằng điểm số mà còn đo đếm được những giá trị trường tồn mãi với chúng ta khi lớn lên, theo đuổi đam mê của mỗi người.”
The IELTS Workshop xin chúc mừng thầy Tùng! Được một người tài năng như thầy Đặng Trần Tùng dẫn dắt, The IELTS Workshop luôn lấy kết quả của học viên làm trọng tâm và động lực cố gắng mỗi ngày, như một lời khẳng định uy tín nhất về chất lượng trung tâm.