fbpx

Tổng hợp 10 dạng bài tiếng Anh hay gặp trong kỳ thi THPT Quốc gia

Các dạng bài tiếng Anh thi THPT Quốc gia dưới đây là những dạng bài thí sinh cần lưu ý trong quá trình ôn tập. Cùng TIW tham khảo để ôn luyện thật hiệu quả nhé.

1. Dạng bài phát âm – Các dạng bài tiếng Anh thi THPT Quốc gia

Dạng bài phát âm (pronunciation) là một trong các dạng bài tiếng Anh thi THPT Quốc gia đầu tiên. Đề thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh thường có 2 câu hỏi dạng bài phát âm.

Với dạng bài này, ngoài học thuộc một số quy tắc như phát âm đuôi -ed, -s/es, cần làm nhiều bài tập để biết được cách phát âm của từ. Ngoài ra, cần đặc biệt lưu ý các trường hợp ngoại lệ.

Ví dụ: Mɑrk the letter A B C or D on your ɑnswer sheet to indicate the word whose underlined pɑrt differs from the other three in pronunciɑtion.

A. looked  B.crooked  C. booked  D. kicked

Nếu không nắm chắc nguyên tắc phát âm, bạn có thể chọn sai. Đáp án của ví dụ này là B.

Cách phát âm các từ này như sau: looked /’lukt/, crooked /’krukid/, booked /’bukt/, kicked /’kikt/

Như vậy, crooked có phần gạch chân phát âm là /id/, còn lại đều là /t/. Đây là ví dụ về ngoại lệ bạn cần ghi nhớ.

Để làm tốt dạng bài phát âm, bạn nên ôn lại thật chắc cách phát âm của các từ đã học trong sách giáo khoa, đặc biệt là sách giáo khoa Tiếng Anh 12. Hãy chú ý đến phần Pronunciation (Phát âm) ở mục E. Language Focus ở mỗi Unit.

2. Dạng bài trọng âm – Các dạng bài tiếng Anh thi THPT Quốc gia

Dạng bài trọng âm (primary stress) có cấu trúc khá giống dạng bài phát âm. Đề cho trước 4 từ. Bạn cần chọn ra từ có vị trí trọng âm khác với các từ còn lại.

Dạng bài trọng âm thường chiếm 2 câu trong đề thi tiếng Anh THPT Quốc gia. Trong đó, một câu kiểm tra về vị trí trọng âm của từ có 2 âm tiết. Câu còn lại kiểm tra về vị trí trọng âm của từ có 3 âm tiết.

Ví dụ: Mark the letter A B C or D on your answer sheet to indicate the word that differs from the other three in the position of primary stress.

A. beautiful  B. chemical  C. general  D. terrific

Các phương án trên đều là từ có 3 âm tiết, do đó, trọng âm sẽ rơi vào âm thứ nhất hoặc âm thứ hai. Ở đây, thí sinh cần nhớ quy luật: Nếu âm thứ nhất có chứa nguyên âm ngắn (/ə/ hoặc /ɪ/), hoặc âm thứ hai có chứa nguyên âm đôi, nguyên âm dài, thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ hai.

Do đó, đáp án đúng trong câu hỏi trên là D.terrific (/təˈrɪfɪk/) do có nguyên âm thứ nhất là nguyên âm ngắn.

Để làm tốt dạng bài này, bạn hãy rà soát lại phần phát âm, trọng âm của các từ vựng đã được học trong chương trình học các năm.

3. Dạng bài điền từ vào chỗ trống – Các dạng bài tiếng Anh thi THPT Quốc gia

Dạng bài điền từ vào chỗ trống là một trong các dạng bài tiếng Anh thi THPT Quốc gia có thể kiểm tra được kiến thức ngữ pháp và vốn từ vựng của học sinh. Đề sẽ cho trước các câu hỏi với một khoảng trống trong câu. Bạn cần chọn từ thích hợp nhất trong 4 phương án để điền vào chỗ trống.

Trong đề thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh, dạng bài điền từ vào chỗ trống thường có 7 câu hỏi về ngữ pháp, 7 câu hỏi về từ vựng.

Lưu ý: Các câu hỏi về ngữ pháp sẽ kiểm tra bao quát về các chủ điểm ngữ pháp như: mạo từ, các thì trong tiếng Anh, câu điều kiện, mệnh đề nhượng bộ, phân từ, giới từ, câu bị động... Các câu hỏi về từ vựng sẽ kiểm tra khá bao quát về loại từ như từ đơn, thành ngữ (idioms), cụm từ cố định (fixed phrases).

Để làm tốt dạng bài này, hãy học chắc các chủ điểm ngữ pháp và bộ từ vựng xuất hiện trong cả bốn phần Nghe, nói, đọc, viết trong sách giáo khoa.

Ví dụ:

The school we went to when we were small _______________ a lot since we left twenty years ago.

A. changed  B. would change  C. has changed  A. changes

Trên đây là một ví dụ về dạng bài điền từ vào chỗ trống. Đáp án trong câu là C. has changed – thời hiện tại hoàn thành, sử dụng dấu hiện “since” trong câu.

4. Dạng bài chức năng giao tiếp – Các dạng bài tiếng Anh thi THPT Quốc gia

Dạng bài chức năng giao tiếp sẽ cho sẵn một đoạn hội thoại gồm vài (thường là 2-3) câu trao đổi giữa hai nhân vật. Trong đó, một phần hoặc cả câu sẽ được ẩn đi, bạn cần điền phương án đúng vào để tạo thành một đoạn hội thoại hoàn chỉnh.

Dạng bài chức năng giao tiếp sẽ chiếm 2 câu hỏi trong đề thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh.

Đây là dạng bài bao quát khá đa dạng các chủ đề giao tiếp trong cuộc sống. Một số chủ đề thường gặp như: cảm ơn, xin lỗi, xin phép, đề nghị, chúc mừng… hay những câu nói, câu hỏi thường ngày. Lưu ý chọn câu trả lời phù hợp về ngữ nghĩa và hoàn cảnh giao tiếp. Tránh những câu quá học thuật, không hợp với lối nói hàng ngày.

Ví dụ:

“We are going to have a cable TV, aren’t we?” – “____________________”

A. What nonsense

B. No, we cannot

C. Yes i think so

D. No problem

Về nghĩa thì phương án A và C đều không sai. Nhưng phương án A trả lời với thái độ gắt gỏng, phương án B và D trả lời không đúng câu hỏi. Do đó chỉ còn phương án C là đáp án đúng.

Để làm tốt dạng đề này, hãy lưu ý đến phần Speaking trong các Unit ở sách giáo khoa tiếng Anh.

5. Dạng bài tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa – Các dạng bài tiếng Anh thi THPT Quốc gia

Dạng bài tìm từ đồng nghĩa (closest meaning), trái nghĩa (opposite meaning) có thể kiểm tra được vốn từ vựng của thí sinh. Đề bài cho sẵn một từ vựng gạch chân nằm trong bối cảnh câu, yêu cầu thí sinh tìm các cụm động từ có ý nghĩa tương đương hoặc trái ngược.

Đề thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh có 2 câu hỏi về tìm từ đồng nghĩa, 2 câu hỏi về tìm từ trái nghĩa.

Ví dụ:

dang-bai-thi-thpt-tieng-anh
Ví dụ dạng bài tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa – Dạng bài tiếng Anh thi THPT Quốc gia

Ngoài ra, dạng đề tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa còn kiểm tra được kỹ năng đoán từ dựa theo ngữ cảnh. Bạn có thể gặp từ in đậm trong câu hỏi là một từ lạ, ít gặp. Còn các phương án cho sẵn là những từ bạn có thể hiểu được nghĩa. Cách làm dạng bài này là hiểu nghĩa của câu rồi dựa vào đó suy đoán nghĩa của từ.

Lưu ý, cần đọc kỹ đề bài hỏi từ đồng nghĩa hay trái nghĩa (CLOSEST – OPPOSITE). Rất nhiều bạn khi làm dạng bài này bị đánh lừa vì các phương án đưa ra có cả từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ in đậm. Như vậy, kỹ năng suy luận và đoán nghĩa dựa vào văn cảnh rất cần thiết để làm dạng bài này.

6. Dạng bài hoàn thành đoạn văn – Dạng bài tiếng Anh thi THPT Quốc gia

Dạng bài hoàn thành đoạn văn, còn được gọi vui là dạng “bài đọc đục lỗ”. Ở dạng bài này, đề bài sẽ cho sẵn một đoạn văn và những chỗ trống cần điền từ (thường là 5 chỗ trống, tương ứng 5 câu hỏi trong đề thi tiếng Anh THPT Quốc gia). Thí sinh cần lựa chọn được từ/ cụm từ thích hợp để hoàn thành đoạn văn.

Ví dụ:

các dạng bài tiếng Anh thi THPT quốc gia
Ví dụ dạng bài hoàn thành đoạn văn – Dạng bài tiếng Anh thi THPT Quốc gia

7. Dạng bài đọc hiểu – Dạng bài tiếng Anh thi THPT Quốc gia

Dạng bài đọc hiểu (reading comprehension) là dạng bài khá khó, tương ứng khoảng 17 câu hỏi. Đề bài sẽ cho 2 bài đọc, có độ dài vừa phải, độ khó tương đương trình độ B1-B2. Thông thường sẽ có một bài đọc ngắn và một bài đọc dài hơn. Yêu cầu thí sinh trả lời các câu hỏi được cho dựa trên nội dung từ bài đọc.

Ví dụ:

dang-bai-tieng-anh-thi-thpt-quoc-gia-2
dang-bai-tieng-anh-thi-thpt-quoc-gia-3
Ví dụ dạng bài đọc hiểu – Dạng bài tiếng Anh thi THPT Quốc gia

Một số dạng câu hỏi thường gặp trong dạng bài đọc hiểu:

  • Chọn tiêu đề phù hợp cho bài đọc. Bạn cần chọn tiêu đề bao quát nội dung chính của cả bài (thường nằm ngay trong đoạn văn đầu tiên).
  • Hỏi về những thông tin chi tiết trong bài đọc. Đây là dạng câu hỏi gặp nhiều nhất trong phần đọc hiểu.
  • Câu hỏi suy luận. Dạng câu hỏi này yêu cầu người đọc tổng hợp được thông tin từ bài đọc để suy luận ra đáp án đúng.
  • Câu hỏi về đại từ thay thế (đại từ này thay cho danh từ nào)
  • Câu hỏi về từ gần nghĩa (giống như câu hỏi dạng bài tìm từ gần nghĩa)

Để làm tốt dạng bài này, thí sinh cần nâng cao, trau dồi kỹ năng đọc hiểu của mình qua các bài đọc trong phần Reading tại các Unit trong sách giáo khoa tiếng Anh.

8. Dạng bài tìm lỗi sai – Dạng bài tiếng Anh thi THPT Quốc gia

dạng bài tìm lỗi sai (error detection), đề bài sẽ yêu cầu thí sinh tìm ra lỗi sai cần sửa trong 4 từ/cụm từ được gạch chân trong câu. Các lỗi sai có thể bao gồm lỗi sai về từ vựng và ngữ pháp. Tuy nhiên, đa số câu hỏi vẫn sẽ tập trung vào lỗi ngữ pháp. Tỉ lệ câu hỏi ngữ pháp: từ vựng thường gặp là 2:1.

Đề thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh thường có 3 câu hỏi dạng bài tìm lỗi sai.

Ví dụ:

dang-bai-tieng-anh-thi-thpt-quoc-gia-4
Ví dụ dạng bài tìm lỗi sai – Dạng bài tiếng Anh thi THPT Quốc gia

9. Dạng bài chọn câu gần nghĩa nhất – Dạng bài tiếng Anh thi THPT Quốc gia

Dạng bài chọn câu gần nghĩa nhất (closet meaning sentence) yêu cầu thí sinh chọn câu có nghĩa gần giống nhất với câu đã cho. Dạng bài này thường chiếm 3 câu hỏi trong đề thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh.

Ví dụ:

dang-bai-thi-tieng-anh-thpt-quoc-gia
Ví dụ dạng bài chọn câu gần nghĩa nhất – Dạng bài tiếng Anh thi THPT Quốc gia

10. Dạng bài kết hợp câu – Dạng bài tiếng Anh thi THPT Quốc gia

Dạng bài kết hợp câu (sentence combination) sẽ cho sẵn 2 câu. Thí sinh cần chọn được phương án kết hợp câu mà diễn đạt đúng và đủ ý nhất của hai câu đã cho.

Đề thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh thường có 2 câu hỏi dạng bài kết hợp câu.

Ví dụ:

dang-bai-tieng-anh-thi-thpt-quoc-gia-5
Ví dụ dạng bài viết lại câu/kết hợp câu – Dạng bài tiếng Anh thi THPT Quốc gia

Trên đây là các dạng bài tiếng Anh thi THPT Quốc gia. Để biết cách ôn thi hiệu quả cho kỳ thi THPT Quốc gia, hãy xem ngay ma trận đề thi tiếng Anh THPT Quốc gia 2021 hoặc đề thi minh họa tiếng Anh THPT Quốc gia 2023.

Xem thêm: đáp án môn Tiếng Anh THPT quốc gia 2023. Hy vọng TIW đã cung cấp các kiến thức tổng quan nhất giúp bạn chinh phục được kỳ thi THPT Quốc gia. Chúc bạn ôn luyện hiệu quả, đạt được số điểm mong muốn nhé.

Đăng ký tư vấn lộ trình miễn phí

Bạn hãy để lại thông tin, TIW sẽ liên hệ tư vấn cho mình sớm nha!

"*" indicates required fields

Đăng ký tư vấn miễn phí

Bạn hãy để lại thông tin, TIW sẽ tư vấn lộ trình cho mình sớm nha

"*" indicates required fields

1900 0353 Chat on Zalo