Mệnh đề danh từ là 1 phần kiến thức khá cơ bản trong tiếng Anh giúp bạn có thể giao tiếp và viết các câu, đoạn văn đúng ngữ pháp. Trong bài viết này, hãy cùng The IELTS Workshop tìm hiểu cách sử dụng của mệnh đề danh từ nhé.
1. Tổng quan về mệnh đề danh từ trong tiếng Anh
(Nominal clause, noun clause) hay Mệnh đề danh từ là một mệnh đề có chức năng tương tự một danh từ và có thể đứng ở vị trí của danh từ trong câu. Nó có thể đóng vai trò là chủ ngữ, tân ngữ trực tiếp sau động từ hoặc sau giới từ.
Mệnh đề danh từ thường xuất hiện trong câu phức. Cấu trúc cơ bản của là:
Wh-/that/whether/if + S + V
Mệnh đề danh từ cơ bản thường bắt đầu bằng những từ sau:
- Từ để hỏi WH-: What, why, who, where,…
- Whether/If: với nghĩa “liệu rằng; có phải hay không”.
- That: với nghĩa “là, rằng, …”
Ví dụ:
- Whoever borrowed my iPad is in big trouble. (Bất cứ ai mượn iPad của tôi đều gặp rắc rối lớn.)
- The truth was that the moving company lost all your furniture. (Sự thật là công ty chuyển nhà đã làm mất hết đồ đạc của bạn.)
- Whether he accepts the job or not is his business. (Anh ta có nhận việc hay không là việc của anh ta.)
2. Chức năng và vị trí của mệnh đề danh từ trong câu
Mệnh đề danh từ có đặc điểm, vị trí, cách dùng khá tương tự với 1 danh từ thông thường. Nó có thể mang các chức năng như: chủ ngữ, tân ngữ hay bổ ngữ.
2.1 Làm ngủ ngữ trong câu
Làm chủ ngữ trong câu sẽ xuất hiện theo cấu trúc cơ bản như sau:
What/where/why/when/that/If/whether … + S + V1 + V2 + …
Ví dụ:
- Whoever ate my lunch is in big trouble. (Bất cứ ai ăn bữa trưa của tôi sẽ gặp rắc rối lớn.) = SOMEONE is in big trouble.
- How you made that decision baffles me. (Cách bạn làm thế nào để đưa ra quyết định đó gây trở ngại cho tôi.) = SOMETHING baffles me.
2.2 Làm tân ngữ trong câu
Mệnh đề danh từ làm tân ngữ trong câu sẽ xuất hiện theo 2 trường hợp là: tân ngữ trực tiếp đứng sau động từ và tân ngữ đứng sau giới từ.
Làm tân ngữ sau động từ có cấu trúc cơ bản như sau:
S + V1 + What/where/why/when/that/If/whether … + S + V2 + …
Ví dụ:
- I know when the train will arrive. (Tôi biết khi nào tàu sẽ đến.) = I know SOMETHING.
- The mediator will give what you said full consideration before negotiating the deal. (Hòa giải viên sẽ xem xét đầy đủ những gì bạn nói trước khi thương lượng thỏa thuận.) = The mediator will give SOMETHING.
Làm tân ngữ sau giới từ có cấu trúc cơ bản như sau:
S + V1 + prep + What/where/why/when/that/If/whether … + S + V2 + …
Ví dụ:
- Those children run happily through whatever obstacles are placed before them. (Những đứa trẻ đó vui vẻ chạy qua bất kỳ chướng ngại vật nào được đặt trước mặt chúng.) = Those children run happily through SOMETHING.
- You should speak about how your parents immigrated to this country. (Bạn nên nói về cách bố mẹ bạn di cư đến đất nước này) = You should speak about SOMETHING.
2.3 Đóng vai trò thành phần bổ nghĩa trong câu
Mệnh đề danh từ có thể đóng vai trò là thành phần trong câu. Nó có thể bổ ngữ (làm rõ thông tin) cho chủ ngữ hoặc tính từ.
Bổ ngữ cho chủ ngữ trong câu:
S + to be + (What/where/why/when/that/If/whether … + S + V)
Ví dụ:
- The truth was that the home team came back from a 20-point halftime deficit. (Sự thật là đội chủ nhà đã lội ngược dòng sau 20 điểm trong giờ nghỉ giải lao.) = The truth was SOMETHING.
- His crowning achievement at school was when he became class president. (Thành tích đỉnh cao của anh ấy ở trường là khi anh ấy trở thành lớp trưởng.) = His crowning achievement at school was SOMETHING
Bổ ngữ cho tính từ trong câu:
S + to be + (That/Whether/If + S + V)
Ví dụ:
- I am pleased that you are studying adverbial clause. (Tôi hài lòng rằng bạn đang nghiên cứu mệnh đề trạng ngữ.)
- It’s very disappointing that you left the party early. (Thật đáng thất vọng khi bạn rời bữa tiệc sớm.)
3. Cách rút gọn mệnh đề danh từ trong câu
Trong thực tế, mệnh đề danh từ thường được rút gọn để tránh câu văn quá rườm rà, khó hiểu. Ta có thể rút gọn mệnh đề danh ngữ khi: nó đóng vai trò là tân ngữ hoặc nó có chủ ngữ trùng với chủ ngữ chính của câu.
3.1 Rút gọn bằng to Verb
Cấu trúc rút gọn thành cụm to Verb như sau:
S + V1 + What/where/why/when/that/If/whether … + S + V2 + … = S + V1 + Wh-/That/If/Whether + to V
Ví dụ:
- This article tells how you can perform a task efficiently. = This article tells how to perform a task efficiently. (Bài viết này cho biết làm thế nào để thực hiện một nhiệm vụ hiệu quả.)
- I want to know which direction we should proceed in. = I want to know which direction to proceed in. (Tôi muốn biết chúng ta nên tiến hành theo hướng nào.)
3.2 Rút gọn bằng Ving
Cấu trúc rút gọn thành cụm Ving như có chủ ngữ cùng là 1 người như sau:
S + V1 + What/where/why/when/that/If/whether … + S + V2 + …= S + V1 + Ving
Ví dụ:
- My dog denied that he ate cookies lying on the table. = My dog denied
thatheateeating cookies lying on the table. (Con chó của tôi từ chối rằng đã ăn bánh quy nằm trên bàn.) - The suspect admitted that he stole jewelry from the shop. = The suspect admitted
thathestolestealing jewelry from the shop. (Nghi phạm thừa nhận mình đã lấy trộm trang sức của cửa hàng.)
4. Lưu ý khi sử dụng mệnh đề danh từ trong câu
4.1 Mệnh đề danh từ khác với câu hỏi
Mệnh đề danh từ thường bắt đầu với các từ hỏi như why/when/what… nên đôi khi ta nhầm lẫn chúng với câu hỏi. Lưu ý rằng trong mệnh đề danh ngữ, động từ đứng sau chủ ngữ, không cần đảo vị trí hay thêm trợ động từ như câu hỏi.
Ví dụ:
- Here’s a look at where you can book your slot for vaccination. (đúng) (Dưới đây là nơi bạn có thể đặt chỗ để tiêm vắc-xin)
- Here’s a look at where
can youbook your slot for vaccination. (sai)
4.2 Mệnh đề danh từ có chứa động từ
Có những người mắc phải lỗi bỏ qua động từ trong câu khi sử dụng mệnh đề danh từ. Lưu ý, mệnh đề danh từ đóng vai trò như một danh từ và sau nó vẫn cần động từ đi kèm để tạo thành một câu hoàn chỉnh.
Ví dụ:
- Whichever you pick is fine with me. (đúng) (Bất cứ điều gì bạn chọn đều ổn với tôi.)
- Whichever you pick fine with me. (sai)
4.3 Chia động từ phía sau mệnh đề danh từ
Mệnh đề danh từ có thể khiến người dùng nhầm lẫn khi chia động từ chính trong câu. Hãy chú ý phân tích thành phần câu để chia động từ được chuẩn xác.
Ví dụ:
- Whoever wrote the graffiti needs grammar lessons. (đúng) (Bất cứ ai viết dòng graffiti đó cần học lại ngữ pháp.)
- Whoever wrote the graffiti needed grammar lessons. (sai, vì đây là một lời khẳng định từ người nói, luôn đúng trong mọi trường hợp nên cần chia thì hiện tại đơn.)
5. Bài tập luyện tập
Hoàn thành mỗi câu sau với đáp án đúng:
1. John asked me ________________.
A. where was his wallet
B. where his wallet was
2. I couldn’t tell him ________________.
A. where was I
B. where I was
3. I don’t know ________________.
A. how many children he has
B. how many children does he have
4. ________________ is not important.
A. How close we are
B. How close are we
5. ________________ was sad.
A. What did she say
B. What she said
6. We are not responsible for ________________.
A. what our children say
B. what do our children say
7. Is it true ________________ about you?
A. what did he say
B. what he said
8. I’m not going to tell you ________________.
A. what should you do
B. what you should do
9. I wonder if ________________ from Germany.
A. is he
B. he is
10. The teacher told us ________________ our finished exams.
A. where we should leave
B. where should we leave
Đáp án:
- B
- B
- A
- A
- B
- A
- B
- B
- B
- B
Xem thêm: Mệnh đề Trạng ngữ (Adverbial clause): Công thức, cách dùng và bài tập
Tạm kết
Trên đây The IELTS Workshop đã cung cấp những thông tin về mệnh đề danh từ cùng các bài tập đi kèm rất bổ ích. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Hãy đồng hành cùng The IELTS Workshop để học thêm những kiến thức bổ ích về IELTS nhé.
Để nắm rõ hơn về các điểm ngữ pháp và từ vựng ứng dụng trong tiếng Anh, hãy tham khảo ngay khóa học Freshman tại The IELTS Workshop nhé.