Câu Wish hay còn gọi là câu điều ước được coi là một trong những chủ điểm ngữ pháp căn bản, chính vì vậy mẫu câu này trở nên thông dụng và phổ biến trong tiếng Anh. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp giúp bạn một cách đơn giản và dễ hiểu nhất về các kiến thức của câu điều ước cùng dạng bài tập đi kèm.
1. Câu điều ước là gì?
Câu ước là câu thể hiện mong muốn, mong ước về một việc nào đó sẽ xảy ra hoặc không xảy ra ở quá khứ, hiện tại và tương lai.
Dấu hiệu nhận biết của loại câu này thường đi với Wish hoặc If only. Chúng thường xảy ra ở 3 thì trong tiếng Anh, cùng 3 loại thì hiện tại, quá khứ và tương lại với cấu trúc khác nhau.
Ví dụ: I wish that we could eat sushi for lunch. (Tôi ước rằng chúng ta có thể ăn sushi vào bữa trưa)
2. Các loại câu điều ước Wish trong tiếng Anh
Câu Wish ở tương lai:
S + wish (that) + S + would/could + V_inf
Loại câu này thường diễn tả sự bực mình, khó chịu, không hài lòng của người nói trước một vấn đề, một sự việc ở hiện tại và bạn mong muốn thay đổi điều đó.
Ví dụ: I wish he would stop making noise. (Tôi ước anh ấy đừng làm ồn nữa)
Câu Wish ở hiện tại:
S + wish (that) + S + V2/ed/ (be -> were)
Câu điều ước loại 2 diễn tả ước muốn trái với sự thật ở hiện tại, giống với mệnh đề điều kiện trong câu điều kiện loại 2
Ví dụ: I wish I were rich. (Tôi ước tôi giàu có )
Câu Wish ở quá khứ:
S + wish (that) + S + had + V3/ed
Câu điều ước loại 3 trái với sự thật ở quá khứ ( giống với mệnh đề điều kiện trong câu điều kiện loại 3)
Ví dụ: I wish I hadn’t spent so much money. (Tôi ước mình đã không tiêu quá nhiều tiền)
*If only = I wish
Bạn có thể dùng “If only” thay thế cho “I wish” trong 3 cấu trúc trên. “If only” mang sắc thái mang sắc thái mạnh hơn và diễn tả mong muốn khó có thể thực hiện so với “I wish”.
3. Cấu trúc chi tiết và cách dùng câu điều ước wish
3.1 Cấu trúc câu điều ước ở tương lai (câu wish loại 1)
Công thức
Khẳng định: S + wish(es) + (that) + S + would/could + V
Phủ định: S + wish(es) + (that) + S + would/could + not + V
Cấu trúc If only: If only + S + would/could + V (bare-infinitive)
Ví dụ:
- Jim wishes he could fly to the Moon (Jim ước mình có thể bay lên Mặt Trăng.)
- I wish that Linh wouldn’t be busy tomorrow (Tôi ước ngày mai Linh không bận)
- If only tomorrow would be fine (Giá như ngày mai sẽ ổn)
Cách dùng và lưu ý
Những điều ước trong tương lai thường được mong ước tốt đẹp, đây là một cấu trúc quen thuộc và hay gặp trong tiếng Anh giao tiếp, ngữ pháp hoặc trong các dạng đề thi. Cấu trúc Wish ở tương lai thể hiện những điều mong muốn tốt đẹp hơn sẽ xảy ra trong thời gian sắp tới.
Một vài lưu ý: Động từ Wish chia ở thì hiện tại đơn. Có thể dùng “could” cho mệnh đề sau để:
- Diễn đạt mong muốn và ước mơ trong tương lai. Ví dụ: I wish Sara could meet me next month.
- Nếu muốn diễn đạt sự không mong muốn, có thể thay “could” bằng “have to” Ví dụ: I wish Sarah didn’t have to meet me next month.
- Diễn đạt những sự việc không khả thi và khó có thể thực hiện. Ví dụ: I wish there are 48 hours a day so I could work for 24 hours and spend the other half to sleep. (Tôi ước có 48 giờ mỗi ngày để tôi có thể làm việc trong 24 giờ và dành nửa còn lại để ngủ.)
3.2 Cấu trúc câu điều ước ở hiện tại (câu wish loại 2)
Công thức
Khẳng định: S + wish(es) + (that) + S + V-ed
Phủ định: S + wish(es) + (that) + S + not + V-ed
Cấu trúc If only: If only + (that) + S + (not) + V-ed
Ví dụ:
- We wish that we didn’t have to go to school today. (Chúng tôi ước rằng chúng tôi không phải đến trường ngày hôm nay)
- I wish I had a personal computer (Tôi ước tôi có một cái máy tính cá nhân)
- If only she were here (Giá như cô ấy ở đây)
Cách dùng và lưu ý
Câu điều ước ở hiện tại thường dùng để diễn tả về những mong ước không có thật trong hiện tại hoặc giả định một điều ngược lại so với thực tế.
Chúng ta dùng câu ước ở hiện tại để ước về những điều không có thật ở hiện tại và thường thể hiện sự nuối tiếc với tình huống hiện tại.
Một vài lưu ý với câu ước ở hiện tại:
- Động từ mệnh đề sau Wish sẽ được chia ở thì quá khứ đơn
- “Be” là động từ được sử dụng dưới dạng giả định cách, tức là ta chia Be = Were với tất cả các chủ ngữ.
Ví dụ: If only he were here. (The fact is that he isn’t here) Giá như anh ấy ở đây. (Thực tế là anh ấy không có ở đây)
3.3 Cấu trúc câu điều ước ở quá khứ (câu wish loại 3)
Công thức
Khẳng định: S + wish(es) + (that) + S + had + V3
Phủ định: S + wish(es) + (that) + S + had not + V3
Cấu trúc If only: If only + (that) + S + had (not) + V3
Ví dụ:
- My wishes she had gone to school yesterday (My ước rằng cô ấy đã đi học ngày hôm qua)
- I wish I hadn’t failed my exam last year. (I failed my exam). Tôi ước gì mình đã không thi trượt năm ngoái. (Tôi đã làm bài thi không thành công)
- If only I hadn’t lost my passport (Giá như tôi không bị mất hộ chiếu)
Cách dùng và lưu ý
Câu ước ở quá khứ thường để diễn tả mong muốn và nuối tiếc về một sự việc không có thật ở quá khứ hoặc giả định một điều gì đó ngược lại với những gì đã xảy ra trong quá khứ.
Một vài lưu ý:
- Động từ mệnh đề đứng sau Wish được chia ở thì quá khứ hoàn thành
- Cấu trúc: S + wish + the past perfect là cấu trúc dùng để diễn đạt một mong muốn trong quá khứ. Ví dụ: I wish I hadn’t failed my exam last week. (I failed my exam). Tôi ước gì mình đã không thi trượt tuần trước. (Tôi đã trượt kỳ thi của mình)
4. Tài liệu luyện tập
Hiện nay có rất nhiều tài liệu và sách Ngữ pháp có phần bài tập câu điều ước rất đầy đủ, chi tiết và đa dạng, bám sát các dạng đề thi. Bạn có thể tham khảo một số tài liệu sau để có thể tham khảo làm bài tập một cách nhuần nhuyễn:
- Destination B2 – Grammar & Vocabulary
- Ngữ pháp tiếng Anh – Mai Lan Hương
Tạm kết
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức và thông tin bổ ích về CÂU ĐIỀU ƯỚC trong tiếng Anh mà bạn cần phải nắm được. Đây là một trong những ngữ pháp quan trọng trong tiếng Anh nói chung và ôn thi IELTS nói riêng.
The IELTS Workshop chúc bạn luôn học tốt và thành công trên con đường học tập! Tham khảo thêm lộ trình học tiếng anh hiệu quả và khóa học Foundation cùng TIW để nắm vững kiến thức cơ bản trong Tiếng Anh nhé!