fbpx

Tổng hợp bài tập viết lại câu điều kiện và cách làm

Câu điều kiện là một trong những mục ngữ pháp nâng cao thường xuất hiện trong đời sống lẫn trong các bài thi. Để làm tốt dạng bài này, các bạn cần nắm vững cấu trúc và các dạng bài tập viết lại câu điều kiện phổ biến. Cùng The IELTS Workshop (TIW) tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé. 

bài tập viết lại câu điều kiện

Học cách làm bài tập viết lại câu điều kiện cực đơn giản 

Các dạng câu điều kiện

Zero conditional: 

Đây là dạng câu điều kiện dùng để nói về những điều nói chung là đúng, đặc biệt là luật pháp hay luật lệ.

Cấu trúc: If + hiện tại đơn >> hiện tại đơn

Ví dụ: If it rains, the house gets wet. (nếu trời mưa, nhà ướt)

First conditional: 

Đây là dạng câu điều kiện dùng để nói về tình huống tương lai có thể xảy ra.

Cấu trúc: if + hiện tại đơn >> will + động từ nguyên mẫu

Ví dụ: If it rains, we will stay at home. (nếu trời mưa, chúng ta sẽ ở nhà)

Second conditional: 

Đây là dạng câu điều kiện dùng để nói về tình huống hiện tại hay tương lai khó có thể/không thể xảy ra ở hiện thực.

Cấu trúc: if + quá khứ đơn >> would + động từ nguyên mẫu

Ví dụ: If I won Vietlott, I would buy a house (nếu tôi thắng Vietlott, tôi sẽ mua nhà)

Third conditional: 

Đây là dạng câu điều kiện dùng để tưởng tượng về một quá khứ khác. Chúng ta tưởng tượng một sự thay đổi trong tình huống quá khứ và kết quả khác từ sự thay đổi đó

Cấu trúc: if + quá khứ hoàn thành >> would have + quá khứ phân từ

Ví dụ: If I had known about the accident, I would have phoned you. (Nếu tôi biết về tai nạn thì tôi đã gọi điện cho bạn rồi)

Các dạng bài tập viết lại câu điều kiện

1/ Dạng chia động từ

Đề sẽ cho một vế có sẵn động từ, bạn cần nắm vững cấu trúc để xem mình cần điền động từ như thế nào.

Ví dụ: If I became rich, I ____ (invest) in real estate. (nếu tôi giàu, tôi ___ (đầu tư) bất động sản)

Ở vế đầu tiên, chúng ta thấy động từ “became” được chia ở thì quá khứ đơn => tương ứng với câu điều kiện loại 2. Cấu trúc câu điều kiện loại 2 là if + quá khứ đơn >> would + động từ nguyên mẫu

=> đáp án cần điền là would invest

2/ Dạng viết lại câu dùng if

Bạn cần nắm rõ cách sử dụng của các dạng và suy luận xem dạng nào thì phù hợp

Ví dụ: I did not pass the exam because I did not study (tôi không vượt qua bài kiểm tra vì tôi không học)

Đây là điều đã xảy ra trong quá khứ, khả năng cao là chúng ta sẽ cần tưởng tượng một quá khứ khác => câu điều kiện loại 3. 

=> câu viết lại: If I had studied, I would have passed the exam (nếu tôi học bài thì tôi đã vượt qua bài kiểm tra)

3/ Dạng đổi từ if sang unless và ngược lại

Điều quan trọng nhất là bạn cần hiểu rõ if… not = unless

Ví dụ: If you do not study hard, you will fail the exam (nếu bạn không học chăm chỉ, bạn sẽ trượt bài kiểm tra)

=> Unless you study hard, you will fail the exam. (trừ khi bạn không học chăm chỉ, bạn sẽ trượt bài kiểm tra)

4/ Dạng có “without”

“Without” có nghĩa nếu không thì, dạng này khá giống với dạng unless. Các bạn lưu ý viết đầy đủ chủ ngữ vị ngữ cho vế “if”

Ví dụ: Without money, I will not be able to study abroad. (Không có tiền, tôi không thể đi du học)

=> If I do not have money, I will not be able to study abroad. (Nếu tôi không có tiền, tôi không thể đi du học)

5/ Dạng có “or”, “otherwise”

“Or” có nghĩa “hoặc”. “Otherwise” có nghĩa “bằng không”

Câu gốc thường có dạng: Câu mệnh lệnh yêu cầu + or/otherwise + … + will …

Khi chuyển câu, chúng ta thường thêm vế “If you don’t” và không viết “or/otherwise”

Ví dụ: Walk slowly on the ice,otherwise you’ll fall (đi chậm rãi trên băng, bằng không bạn sẽ ngã)

=> If you don’t walk slowly on the ice, you’ll fall (nếu bạn không đi chậm rãi trên băng, bạn sẽ ngã)

6/ Dạng có “but for”

Khi chuyển câu, chúng ta chỉ thay thế từ “but for” bằng “if it weren’t for”

Ví dụ: But for your timely warning, we would have been unaware of the danger. (Nếu không vì cảnh báo kịp thời của bạn, chúng tôi sẽ không nhận thức được sự nguy hiểm.)

=> If it weren’t for your timely warning, we would have been unaware of the danger.

Tác giả: Cô Hoài Thương – Giáo viên tại The IELTS Workshop TP.HCM 

>>> Xem thêm: Tìm hiểu các cấu trúc câu bị động thường xuất hiện trong Đề thi THPT Quốc gia

Tạm kết

Bài viết trên đã cung cấp thêm cho bạn những kiến thức quan trọng khi làm bài tập viết lại câu điều kiện. Một trong những kiến thức ngữ pháp cực kỳ cần thiết cho bất kỳ người học tiếng Anh nào. Tham khảo thêm nhiều chiến lược làm bài thú vị khác tại chuyên mục Grammar của TIW nhé. 

Đăng ký tư vấn lộ trình miễn phí

Bạn hãy để lại thông tin, TIW sẽ liên hệ tư vấn cho mình sớm nha!

"*" indicates required fields

Đăng ký tư vấn miễn phí

Bạn hãy để lại thông tin, TIW sẽ tư vấn lộ trình cho mình sớm nha

"*" indicates required fields

1900 0353 Chat on Zalo