Trong 4 kỹ năng của bài thi IELTS, gồm Reading, Listening, Speaking, Writing. Thì Listening thường là kỹ năng “kéo điểm”. Tức band điểm mà các thí sinh đạt được ở skill này thường cao hơn những kỹ năng khác. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nó dễ dàng mà đòi hỏi cả quá trình luyện tập để bạn không phải “phung phí” bất kỳ con điểm nào. Cùng The IELTS Workshop (TIW) khám phá mẹo làm IELTS Listening Part 1 bạn nhé.
Cấu trúc bài thi IELTS Listening
Bài thi IELTS Listening bao gồm 4 phần (4 sections). Trong phần 1, các bạn sẽ nghe một đoạn hội thoại giữa 2 người. Và yêu cầu của dạng bài này là điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống. Section 1 có 10 chỗ trống tất cả, và dạng thức điền có thể là một mẫu đơn (filling in a form).
Chẳng hạn đơn ứng tuyển công việc, đơn đăng ký khóa học, đơn đăng ký thông tin ở câu lạc bộ,… Hoặc là một bảng biểu (table). Trong bài viết này, TIW sẽ đưa ra một vài lưu ý để giúp bạn giải quyết dạng bài này một cách hiệu quả và dễ dàng đạt trọn điểm số nhé.
1. Các lưu ý trước khi nghe:
- Gạch chân các từ khóa quan trọng để giúp theo dõi thông tin trong bài nghe một cách hiệu quả và có hệ thống.
- Dự đoán loại thông tin và loại từ (noun/ verb/ adjective/ adverb/ v-ing/ number/….) cần điền cho mỗi chỗ trống.
Ví dụ:
Hai công đoạn trên là tối quan trọng đối với bất kỳ dạng bài điền từ nào. Đặc biệt là bài tập nghe khi bạn chỉ được nghe duy nhất một lần. Và do đó, không có cơ hội sửa sai. Các bạn cần chú ý thực hiện 2 bước trên thật nhanh chóng nhé vì thời gian đọc đề rất hạn chế (khoảng 30 giây).
2. Các lưu ý TRONG khi nghe:
- Về mặt nội dung nghe, ở phần này, người nói rất có thể thay đổi câu trả lời. Ví dụ, khi nói về giá phòng, ban đầu họ có thể đưa ra một con số ($400 chẳng hạn). Nhưng sau đó họ lại đưa ra 1 con số khác vì lý do nào đấy. Và bạn cần cân nhắc xem con số nào mới là đáp án cần điền. Vì vậy, điều cực kỳ quan trọng là bạn phải chú ý cao độ để nghe kỹ lưỡng.
Thí sinh thường mắc một lỗi rất lớn là chỉ nghe những từ khóa đầu tiên và không chú ý đến đoạn hội thoại phía sau. Do đó, hãy nhớ rằng bạn phải viết nhanh câu trả lời và lắng nghe cẩn thận sau đó xem người nói có thay đổi câu trả lời hay không rồi hãy chốt đáp án nhé.
- Khi nghe, cần chú ý bẫy đánh vần (Spelling trap) gây ra bởi những âm đọc gần giống nhau. Chẳng hạn A, H, và 8. Về mặt phát âm, “A” /eɪ/ thì không có âm đuôi, đọc rất nhẹ nhàng. “h” /eɪtʃ/ thì âm đuôi cực mạnh /tʃ/. Còn “8” /eɪt/thì âm đuôi có nhưng nhẹ /t/.
- Ngoài ra, các bạn cũng cần lưu ý cách đọc nối âm.
Ví dụ: The bill is wrong.
Khi nối âm /l/ cuối từ bill và âm /ɪ/ của từ is. Câu sẽ nghe như sau: The billyz wrong.
Để nhận diện được nối âm hiệu quả, các bạn cần dựa vào ngữ cảnh của đoạn nói. Và đặc biệt là phải luyện Nghe nối âm thường xuyên nhé. Vì người bản xứ khi đọc/nói thường rất hay nối âm đuôi của từ trước (thường là phụ âm – consonant sound). Với âm bắt đầu của từ sau (thường là nguyên âm – vowel sound).
- Chú ý phân biệt cách đọc số mười mấy và mấy chục: nineteen vs. ninety (trọng âm). Thông thường, các bạn gặp khá nhiều khó khăn khi quyết định xem con số cần điền là số 19 hay 90 (nineteen or ninety). Hoặc 15 hay 50 (fifteen or fifty),… vì cách đọc 2 loại số này có phần giống nhau.
Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, thì số 19 có trọng âm rơi vào âm 2 (nineteen – /ˌnaɪnˈtiːn/). Còn số 90 lại được đọc nhấn vào âm 1 (ninety – /ˈnaɪnti/). Quy tắc này cũng đúng với những cặp số tương tự (thirteen-thirty, fourteen-forty, sixteen-sixty,…).
3. Các lưu ý SAU khi nghe:
Sau khi nghe xong, bạn cần kiểm tra lại tất cả các đáp án mình điền theo những tiêu chí sau:
- Độ khớp với dự đoán ban đầu về từ loại (noun, verb, adjectives,…). Nếu là danh từ cần để ý xem mình cần điền danh từ số ít hay số nhiều, có -s/-es hay để dạng nguyên mẫu,…
- Đúng chính tả
- Đúng ngữ pháp
- Không vượt quá số lượng từ tối đa cho mỗi chỗ trống (Word limit)
Cuối cùng, trong IELTS Listening section 1. Phần Nghe thông tin đánh vần đóng vai trò rất quan trọng. Vì nó vừa dễ (chỉ cần nghe đánh vần rồi chép lại – giống như chép chính tả). Nhưng lại cũng dễ mất điểm (do ghi sót ký tự, thông tin được đọc quá nhanh không ghi kịp,…). Vậy nên việc luyện tập nghe cụ thể và chính xác những loại tên này là cần thiết. Tham khảo một số trang web các bạn có thể luyện nghe tại đây:
>>> Xem thêm: Tổng hợp các trang Web luyện nghe chép chính tả chất lượng
Tác giả: Cô Mai Linh – Giáo viên tại The IELTS Workshop TP.HCM
Tạm kết
Vậy là TIW đã vừa giới thiệu với các bạn một số mẹo làm IELTS Listening Part 1. Các bạn hãy nhớ rằng hơn cả việc nắm vững các tips làm bài. Thì việc luyện tập liên tục và đều đặn là tối cần thiết. Và gần như sẽ quyết định đến hiệu quả của bài làm nhé.
Tham khảo thêm khóa Senior tại TIW để nâng trình Listening của mình bạn nhé!