Listening là một phần tạo cơ hội ghi điểm trong IELTS cho thí sinh. Tuy nhiên, để tăng trình nghe nhanh chóng, bạn cần có phương pháp học đúng. Phương pháp nghe tiếng Anh thụ động là cách được khá nhiều học viên chia sẻ. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này và cách thực hiện. Cùng The IELTS Workshop (TIW) theo dõi bài viết dưới đây nhé.
1. Khái quát về phương pháp luyện nghe tiếng Anh thụ động
Tiếng Anh thụ động có thể hiểu khái quát là phát triển tiếng Anh trong vô thức. Bạn có thể dễ dàng tăng trình nghe của mình một cách không có chủ đích rõ ràng. Với phương pháp nghe này, bạn không cần tập trung cao độ để hiểu nội dung đoạn nghe. Hay cụ thể người nói đang sử dụng những từ vựng cụ thể nào.
Passive Listening (nghe thụ động) là phương pháp nghe một thứ mà không đặt sự chú ý vào bài nghe, nghe mà không hiểu hết tất cả những gì mà người nói đang trình bày và bạn có thể kết hợp thực hiện đồng thời với nhiều việc khác.
Luyện nghe thụ động giúp bạn tự tạo một môi trường “giả lập” sử dụng tiếng Anh 100%. Khi tiếp xúc với môi trường này, bạn sẽ có thể học tiếng Anh mà không cần ghi chép. Mục đích của phương pháp này nhằm giúp bạn làm quen với một ngôn ngữ mới. Bên cạnh đó, bạn còn có thể ghi nhớ sâu hơn những từ vựng trước đó đã học, đồng thời tăng cả sự phản xạ ngôn ngữ.
2. Ưu nhược điểm của phương pháp luyện nghe tiếng Anh thụ động (Passive Listening)
Passive Listening sẽ phù hợp với những bạn mới bắt đầu học tiếng Anh hoặc chưa có khả năng giao tiếp. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có ưu và nhược điểm khác nhau để chúng ta phải lưu ý khi áp dụng.
2.1. Ưu điểm
Dễ dàng quen khi bắt đầu học một ngoại ngữ mới
Thực chất của việc Passive Listening là đôi khi bạn có thể không hiểu hết tất cả những thông tin mà người nói truyền tải. Đặc biệt là khi bạn mới làm quen với một ngôn ngữ mới.
Ví dụ, khi bạn thực hành Passive Listening bằng cách nghe nhạc, xem phim, hay nghe podcast bằng tiếng Anh khi đồng thời đang làm một việc gì đó.Mục đích chủ yếu của việc nghe thụ động này là giúp não quen dần với những âm thanh lạ lẫm thuộc một ngôn ngữ mới. Ngày nào cũng vậy, lặp lại đi lặp lại việc luyện nghe tiếng Anh thụ động sẽ giúp bạn dần dần quen với chuỗi âm thanh của người bản ngữ. Luyện nghe tiếng Anh giúp bạn nhận ra từng lời nói của người bản ngữ đều có ngữ điệu, lên xuống, ngắt nghỉ đúng nhịp.
Có thể khiến bạn không hiểu hết tất cả nội dung nhưng nó nhưng dần dần bạn sẽ quen với cách phát âm và gia tăng độ nhạy về ngôn ngữ đó hơn.
Giảm sự căng thẳng và áp lực lực trong việc học
Việc nghe thụ động khá đa dạng, bạn có thể không quá chú trọng vào nội dung bài nghe, hoàn toàn được tự chọn những nội dung mình thích cũng như thời gian luyện tập nên phần nào giảm được áp lực, sự nặng nề và tạo tâm thế thoải mái mỗi lần luyện nghe
Tiết kiệm thời gian
Bạn có thể làm được nhiều việc khác trong quá trình luyện Passive Listening thế nên đây là lúc bạn có thể tiết kiệm được khá khá thời gian.
2.2. Nhược điểm
Nghe thụ động kết hợp làm việc đa nhiệm có thể khiến não dễ bị mất tập trung
Bởi vì bản chất của việc nghe thụ động là chúng ta không quá quan tâm đến nội dung bài nói là gì, nó sẽ đi vào não một cách vô thức. Tuy nhiên, khi làm sông song hay nhiều việc cùng một lúc, sẽ khiến sự mất tập trung hơn so với khi bạn làm một việc duy nhất.
Không đem lại sự cải thiện đáng kể trong việc học.
Có thể nói vì bạn không nghe kỹ từng chi tiết trong nội dung bài nghe nên lượng kiến thức bạn thu lại sẽ không nhiều bằng phương pháp nghe chủ động. Sẽ hiệu quả hơn nếu bạn là người mớ bắt đầu học và muốn làm quen cách phát âm và hòa mình vào ngôn ngữ đó.
3. Các phương pháp luyện Passive Listening hiệu quả dành cho người học mới bắt đầu
3.1. Passive listening phù hợp khi bạn trong quá trình mới bắt đầu học tiếng Anh
Nó sẽ giúp bạn tập cách lắng nghe hiệu quả để bổ trợ cho khả năng nghe hiểu và phát âm tiếng Anh được tốt hơn đồng thời không bị xao nhãng bởi những kỹ năng khác khi chưa thực sự thành thạo.Nhưng khi ở một mức độ nâng cao hơn như Comprehension listening (nghe hiểu), người học cần phải thật sự tập trung, chú ý đến nội dung bài nghe, thì mới có thể thật sự cải thiện kỹ năng tiếng Anh.
3.2. Chọn những nguồn nghe chính thống
Để luyện nghe tiếng Anh thụ động hiệu quả, bạn nên tìm những nguồn nghe chính thống. Có rất nhiều nguồn khác nhau, phổ biến nhất là đài CNN (giọng Anh – Mỹ), BBC (giọng Anh – Anh Bạn, có thể tìm các kênh podcasts, kênh radio hay video Youtube của người bản ngữ để luyện tập. Và có thể nghe nhiều nguồn nghe khác nhau để nghe và tham khảo các accent khác nhau, với nhiều cách diễn đạt khác nhau.
Luyện nghe Passive Listening với kênh BBC
3.3. Chọn những chủ đề bạn yêu thích
Việc luyện nghe tiếng Anh phải trải qua thười gian dài và cần kiên trì. Đôi khi rất dễ khiến bạn chán nản, thế nên việc chọn nghe những chủ đề bạn yêu thích khi mới bắt đầu luyện nghe sẽ giúp bạn hứng và có động lực hơn.
3.4. Nguồn nghe phù hợp với trình độ
Việc bạn tìm chọn nguồn nghe phù hợp với trình độ của bản thân là điều quan trọng, nhưng làm sao để xác định đâu là nguồn nghe thực sự hợp với bản thân mỗi người. BạBn phải chắc rằng mình có thể nghe khoảng 70 – 80% những gì họ nói. Hãy bắt đầu từ những video ngắn, đơn giản.. đừng ép bản thân phải nghe những video quá khó hiểu.
3.5. Học từ vựng
Từ vựng rất quan trọng và cần thiết để có thể giao tiếp tiếng Anh hiệu quả. Nên trong quá trình nghe hãy cố gắng hãy nhớ ghi chép những từ vựng liên quan đến chủ đề và đặt câu với chúng từ những gì mình nghe được để tăng thêm vốn từ vựng nhé.
3.6. Nghe lặp lại
Khi bạn nghe lặp đi lặp lại một bài nhiều lần, chắc chắn bạn sẽ khám phá ra được nhiều điều vô cùng thú vị. Việc nghe đi nghe lại giúp bạn có sự ghi nhớ và phản xạ tốt hơn.
Ngày đầu tiên, bạn hiểu được 60% nội dung trong video, hôm sau bạn lại hiểu được một đoạn kiến thức nhỏ nữa, cứ nghe 3 – 4 lần, chắc chắn bạn sẽ nắm được trọng tâm chủ đề và thậm chí bạn có thể học thuộc những gì bạn đã nghe. Và điều quan trọng là nghe thụ động bài nghe này sau đó một vài tuần hoặc một vài tháng để củng cố kiến thức cũ.
4. Các mẹo luyện nghe thụ động mà bạn có thể tham khảo
4.1. Luyện nghe tiếng Anh trước khi ngủ
Sau một ngày dài học tập và làm việc, thời điểm trước khi ngủ được xem như “thời điểm vàng” giúp bạn tiếp thu kiến thức. Bởi trong thời gian này, bạn đang trong trạng thái hoàn toàn thư giãn. Việc lắng nghe một âm thanh nào đó dễ giúp bạn làm quen hơn. Tuy nhiên, để tránh làm gián đoạn giấc ngủ, bạn nên chọn chế độ hẹn giờ cho những bài nghe bạn muốn. Thời gian nghe thích hợp nhất là khoảng 60 phút trước khi ngủ.
Ngoài lý do ảnh hưởng đến giấc ngủ và cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Việc nghe tiếng Anh cho đến lúc ngủ cũng tạo ra thói quen xấu cho não bộ. Khiến bạn nghe tiếng Anh là cảm thấy buồn ngủ, gây giảm sút hiệu quả học tập.
4.2. Luyện nghe tiếng Anh trong thời gian làm việc
Sẽ có những lúc bạn làm những công việc không cần sự tập trung nhiều. Ví dụ như lau dọn nhà cửa, nấu ăn,… bạn có thể tận dụng thời gian này để luyện nghe tiếng Anh.
Bạn có thể mở bất kỳ nguồn nghe tiếng Anh bất kỳ nào mà bạn muốn. Sau đó mở âm thanh vừa đủ và thực hiện tiếp công việc của mình. Việc lắng nghe thụ động tưởng chừng như không có kết quả này lại giúp bạn làm quen một ngôn ngữ mới cực kỳ nhanh chóng đấy.
4.3. Luyện nghe tiếng Anh qua âm nhạc
Nếu là một người yêu thích âm nhạc, cách luyện nghe này đích thực dành cho bạn. Nghe nhạc là một hình thức giải trí khiến tinh thần bạn thư giãn. Và tối ưu hơn khi bạn được tiếp xúc với tiếng Anh thông qua hình thức này. Bạn có thể vừa tận hưởng bài nhạc mình thích, lại vừa có thể học tiếng Anh mà không mất tí sức nào.
Để tăng thêm hứng thú học tập, bạn nên chọn những bài nhạc mà mình ưa thích. Trong lúc nghe có thể ngân nga hát theo bài hát. Khi đó, phát âm của bạn cũng sẽ được cải thiện đấy.
Luyện nghe qua bài hát giúp bạn gia tăng hứng thú học tập hơn
4.3. Luyện nghe tiếng Anh qua phim
Cũng như luyện nghe tiếng Anh qua bài hát, luyện nghe tiếng Anh qua phim cũng là một hình thức giúp bạn vừa học vừa giải trí. Để quá trình nghe đem đến hiệu quả tốt hơn, bạn nên chọn phim không có phụ đề. Khi đó, bạn sẽ tập trung hơn vào lời thoại của các nhân vật. Thay vì tập trung đọc phụ đề mà bỏ qua phần âm thanh.
Bạn nên chọn những bộ phim chứa những câu thoại đơn giản, trong những tình huống quen thuộc để dễ dàng nghe hiểu. Bạn sẽ khó có thể hiểu được nội dung ngay lần xem đầu tiên. Vì thế, một bộ phim nên được xem lại nhiều lần đến nắm rõ hơn về cả ngữ điệu và từ vựng nhé.
Xem thêm: Top những bộ phim học tiếng Anh giúp bạn tăng band nghe “vèo vèo”
Phương pháp nghe tiếng Anh thụ động với cách thực hiện đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cực cao. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm nhiều phương pháp nâng trình nghe khác tại website của The IELTS Workshop nhé.
Tham khảo lộ trình ôn luyện chi tiết tại đây.