fbpx

Trợ động từ (Auxiliary verbs) là gì? Tổng hợp kiến thức A-Z

Trợ động từ (Auxiliary verbs) là một trong những thành phần xuất hiện phổ biến trong cấu trúc câu tiếng Anh. Vậy auxiliary verbs là gì và sử dụng nó như thế nào? Hãy cùng The IELTS Workshop tìm hiểu ngay nhé!

1. Auxiliary Verb là gì?

Trợ động từ (auxiliary verbs) là các động từ được sử dụng đi kèm với một động từ khác để “trợ giúp” các động từ khác trong câu hỏi, câu phủ định, câu bị động và các dạng câu khác. Bản thân các trợ động từ này cũng có thể sử dụng độc lập như một động từ chính. 

Trợ động từ thường đứng trước động từ chính, trong câu hỏi thì trợ động từ sẽ được đảo lên vị trí đầu câu (với câu hỏi yes/ no) hoặc đứng trước chủ ngữ (câu hỏi wh-).

Auxiliary verb (trợ động từ) là gì
Auxiliary Verb là gì?

2. Các trợ động từ trong tiếng Anh 

Trong tiếng Anh, có 13 loại trợ động từ và chia thành 2 nhóm chính: 

  • Trợ động từ thông dụng nhất: be, do và have
  • Trợ động từ khuyết thiếu: can, could, may, might, need, must, ought, dare, will, would, shall, should.

2.1. Trợ động từ “be”

Động từ “be” hay “to be” là động từ quan trọng được dùng rất nhiều trong tiếng Anh. Nó có thể được dùng như một động từ chính đứng độc lập trong tất cả các thì gồm: 

Dạng động từ “be”Loại / Thì sử dụngGhi chú
beDạng nguyên thểDùng sau modal verbs (can, could, will,…) hoặc cấu trúc cố định như “be going to”
to beDạng nguyên thể có “to”Dùng sau một số động từ nhất định (want, need, decide…)
beenQuá khứ phân từDùng trong thì hoàn thành (have/has/had been)
amHiện tại đơn (ngôi thứ nhất)I am happy.
isHiện tại đơn (ngôi he, she, it)She is a student.
areHiện tại đơn (ngôi you, we, they)They are here.
wasQuá khứ đơn (ngôi I, he, she, it)He was tired.
wereQuá khứ đơn (ngôi you, we, they)We were at school.
wasn’t / was notPhủ định của “was”He wasn’t ready.
weren’t / were notPhủ định của “were”They weren’t home.
aren’t / are notPhủ định của “are”You aren’t late.

Khi được dùng với chức năng là một trợ động từ thì “be” luôn được theo sau bởi một động từ khác để tạo nên một cụm động từ hoàn chỉnh (có thể là số ít hoặc số nhiều, hiện tại hoặc quá khứ). Các câu phủ định sẽ được thêm “not”. 

Eg: 

Trợ động từ “be” trong thì hiện tại tiếp diễn 
→ The cat is eating a fish (Con mèo đang ăn một con cá)

Trợ động từ “be” trong thì quá khứ tiếp diễn 
→ I was singing all day yesterday  (Tôi đã hát cả ngày hôm qua)

Trợ động từ “be” 
→ This biscuit was made by Lyra. (Chiếc bánh quy này được làm bởi Lyra)

2.2. Trợ động từ “do”/ “does”

Khi được dùng như là một trợ động từ, “do” luôn luôn kết hợp với một động từ khác để tạo nên một cụm động từ hoàn chỉnh. 

Trợ động từ “do” thường được sử dụng trong thì hiện tại đơn đối với câu phủ định, câu nghi vấn và dùng để nhấn mạnh một hành động. 

Eg: 

Trợ động từ “do” trong câu phủ định: 
→ I do not wake up early every day. (Tôi không thức dậy sớm mỗi ngày)

Trợ động từ “do” dùng để nhấn mạnh hành động: 
→ I do like your new television! (Tôi đúng là thích cái tivi của bạn!) 

2.3. Trợ động từ “have” / “has”

Trợ động từ “have” với thì hiện tại hoàn thành
→ We have just finished working (Chúng tôi vừa mới hoàn thành công việc)

Trợ động từ “have” trong thì quá khứ hoàn thành
→ The police came when the robber had gone away. (Cảnh sát đã đến khi mà tên trộm đã đi mất rồi)

các loại trợ động từ phổ biến nhất

2.4. Trợ động từ khuyết thiếu (Modal verbs)

Trợ động từ khuyết thiếu (modal auxiliary verbs) này dùng để chỉ khả năng, tiềm năng, sự cần thiết hay ý định. 

  • Các động từ khuyết thiếu trong tiếng Anh bao gồm: can, could, will, would, may, might, shall, should, have to, need, ought to. 
  • Vị trí: Trợ động từ khuyết thiếu thường đứng trước các động từ chính trong câu.

Lưu ý: Động từ khuyết thiếu không bao giờ đứng một mình mà phải luôn đi kèm với những động từ ngữ nghĩa khác. 

Eg: Lisa and Tom will fly to Korea today. (Lisa và Tom sẽ bay tới Hàn Quốc hôm nay)
→ “will” là trợ động từ, “fly” là động từ chính 

Động từ khuyết thiếuCách dùngVí dụ 
Can Diễn tả khả năng xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai. I can swim.
(Tôi có thể bơi)
Could (quá khứ của can)Diễn tả khả năng xảy ra trong quá khứI think I could understand.
(Tôi nghĩ tôi có thể hiểu được) 
WillDùng để diễn đạt sự mong muốn, ý chí hay một sự quả quyết. I will pay you at the rate you ask.(Tôi sẽ trả cho bạn giá mà bạn yêu cầu)
WouldDiễn đạt sự việc sẽ xảy ra hoặc dự đoán có thể xảy ra trong quá khứ. If she were here she would help us.
(Nếu cô ấy ở đây cô ấy sẽ giúp chúng tôi) 
May/ might – Khả năng xảy ra ở hiện tại với mức độ chắc chắn thấp. 
– Xin phép/ yêu cầu một cách lịch sự hơn “can” và “could”.
– Đưa ra gợi ý khi không còn lựa chọn nào tốt hơn. 
– I can swim but I may not swim today. 
(Tôi có thể bơi nhưng có lẽ tôi sẽ không bơi hôm nay).
– It might be true.
(Điều đó có thể là đúng)  
ShallĐược dùng để xin ý kiến hay lời khuyên. I shall never forget you.
 (Tôi sẽ không bao giờ quên bạn) 
ShouldĐưa ra lời khuyên, ý kiến hay để dự đoán.  You should have a vacation soon. 
(Bạn nên có một kỳ nghỉ sớm) 
Have to – Sự bắt buộc do tình thế hoặc điều kiện bên ngoài.
– (Phủ định) Chỉ sự không cần thiết. 
I don’t have to do my homework.
(Tôi không phải làm bài tập về nhà)
Must– Sự bắt buộc từ phía người nói(cảm xúc và mong ước của người nói).
– (Phủ định) Sự cấm đoán (prohibition)
– Khả năng xảy ra/ dự đoán với mức độ chắc chắn cao. 
– Nhấn mạnh lời khuyên 
You must not tell anyone about this.
 (Bạn không được nói với ai về điều này)
Ought toDiễn tả lời khuyên hoặc sự mong đợiIt’s too late. I ought to go home now. 
(Đã quá muộn tôi phải về nhà ngay bây giờ)

Khám phá Semi – modal verbs (Động từ bán khuyết thiếu)Modal verbs (Động từ khuyết thiếu) để nắm chắc hơn về chủ điểm ngữ pháp này nhé. 

3. Cách sử dụng của các trợ động từ (Auxiliary Verbs) 

3.1. Hình thành các thì trong câu

Trợ động từ (auxiliary verbs) đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các thì ngữ pháp trong tiếng Anh. Nhờ chúng, người học có thể truyền tải hành động, sự kiện theo thời gian xảy ra một cách chính xác và mạch lạc.

Tên thìTrợ động từVí dụ
Thì tương lai đơnwillHe will join the team next month. (Anh ấy sẽ gia nhập đội vào tháng sau.)
Các thì tiếp diễnam/is/are/was/were (be)They are studying for the exam. (Họ đang học để chuẩn bị cho kỳ thi.)
Các thì hoàn thànhhas/have/had (have)She has finished her homework. (Cô ấy đã làm xong bài tập về nhà.)

3.2. Hình thành câu phủ định

Trong câu phủ định, trợ động từ sẽ được chia theo thì phù hợp, sau đó thêm “not” trước động từ chính ở dạng nguyên thể.

Eg: They would help us. (Họ sẽ giúp chúng tôi)  → They would not help us. (Họ không giúp chúng tôi)

3.3. Hình thành thể nghi vấn bằng đảo ngữ (inversion)

Trong tiếng Anh, câu nghi vấn thường bắt đầu bằng trợ động từ “do/does”, động từ khiếm khuyết, hoặc “have/has” nếu câu ở thì hiện tại hoàn thành. Những trợ động từ này được đảo lên đầu câu để tạo thành câu hỏi.

Eg: She is here (Anh ấy ở đây) → Is she here? (Có phải cô ấy ở đây?)

They have finished their homework (Họ đã hoàn thành bài tập về nhà)
Have they finished their homework? (Có phải họ đã hoàn thành bài tập về nhà rồi?)

3.4. Hình thành câu hỏi đuôi (Tag question)

Câu hỏi đuôi (tag question) là dạng câu hỏi ngắn được thêm vào cuối câu trần thuật nhằm xác nhận hoặc kiểm tra thông tin vừa nêu. Phần hỏi đuôi thường sử dụng đại từ và trợ động từ phù hợp với thì và chủ ngữ của mệnh đề chính.

Eg: They were there, weren’t they? (Họ ở đó, phải không?)

3.5. Dùng trong câu tỉnh lược

Eg: They will spend their holidays in Vietnam. Will you? (Họ sẽ dành những ngày nghỉ ở Việt Nam.) 
Will you spend your holiday in Vietnam? (Bạn sẽ dành kỳ nghỉ của mình ở Việt Nam chứ?)

3.6. Nhấn mạnh các ý quan trọng

Trợ động từ do có thể được dùng trong câu khẳng định để nhấn mạnh ý kiến hoặc sự đồng tình của người nói về một vấn đề nào đó.

Eg: You probably don’t want to come. (Bạn có lẽ không muốn đi đâu.)
I do want to come! (Tôi thật sự muốn đi mà!)

3.7. Hình thành “câu trả lời ngắn” bằng cách dùng lại chính động từ đó. 

Trợ động từ được sử dụng để tạo câu trả lời ngắn bằng cách lặp lại chính trợ động từ đã dùng trong câu hỏi, giúp tránh lặp lại cả câu.

Eg: It will take hours to do this work. (Sẽ mất hàng giờ để thực hiện công việc này)

3.8. Hình thành câu bị động (Passive Voice)

Thông thường, câu được viết ở thể chủ động, với chủ ngữ là người thực hiện hành động. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đặc biệt khi người thực hiện hành động không quan trọng hoặc không được đề cập, ta sẽ sử dụng thể bị động.

Eg: The cake was eaten by the children. (Cái bánh đã bị bọn trẻ ăn mất.)

Tham khảo kiến thức Passive Voice (Câu bị động)

4. Bài tập vận dụng

Điền trợ động từ thích hợp vào chỗ trống:

Can – may – must – should – ought to – might – will – couldn’t 

  1. You…….tell me the truth for your own good.
  2. I……find my shoes anywhere. 
  3. We…..arrive on time or else we will be in trouble. 
  4. He…….shoot the basketball at the rim.
  5. ………. you let me know the time? 
  6. They……not be trustworthy enough. 
  7. ………you please pass the salt?
  8. We……..prepare for the big exam. 

Đáp án

  1. should
  2. couldn’t
  3. ought to 
  4. can
  5. May
  6. might
  7. Will
  8. must

Xem thêm: Stative verbs (Động từ chỉ trạng thái)

Hy vọng qua bài viết này The IELTS Workshop sẽ giúp bạn nắm chắc hơn về cấu trúc ngữ pháp của trợ động từ (auxiliary verbs).

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc bắt đầu học tiếng Anh, tham khảo ngay khóa học Freshman để nắm vững kiến thức cơ bản và thông dụng nhé.

khóa học freshman the ielts workshop

Đăng ký tư vấn lộ trình miễn phí

Bạn hãy để lại thông tin, TIW sẽ liên hệ tư vấn cho mình sớm nha!

"*" indicates required fields

This field is hidden when viewing the form

Đăng ký tư vấn miễn phí

Bạn hãy để lại thông tin, TIW sẽ tư vấn lộ trình cho mình sớm nha

"*" indicates required fields

1900 0353 Chat on Zalo