Điền từ (Gap filling) là dạng bài dễ nhất khi luyện thi IELTS Reading (hoặc kể cả Listening). Đặc biệt, với các bạn đang hướng đến mục tiêu 5.0 IELTS, hoàn thành chính xác dạng câu hỏi Gap Filling sẽ giúp bạn nắm chắc số điểm này đấy. Vậy làm thế nào để không mất điểm đáng tiếc ở những câu hỏi này? Cùng xem những chia sẻ từ thầy Đặng Trần Tùng về 5 tips để làm chính xác 100% dạng bài Gap Filling IELTS Reading nhé.
1. Tổng quan về dạng bài Gap Filling trong IELTS Reading
1.1. Gap Filling là gì?
Gap-filling là dạng bài yêu cầu thí sinh điền từ hoặc cụm từ vào các khoảng trống dựa trên thông tin từ đoạn văn. Thông tin cần điền thường là những chi tiết cụ thể từ bài đọc, và người thi phải xác định chính xác từ ngữ để hoàn thành câu, biểu đồ, bảng, hoặc đoạn tóm tắt một cách phù hợp.
1.2. Các dạng bài Gap Filling trong IELTS Reading
Dạng Gap-filling có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Dưới đây là một số dạng phổ biến:
- Summary Completion: Thí sinh phải hoàn thành một đoạn tóm tắt của bài đọc bằng cách điền vào chỗ trống với từ hoặc cụm từ lấy từ đoạn văn.
- Ví dụ:
- Sentence Completion: Câu cần hoàn thành dựa trên thông tin trong bài. Các câu hỏi yêu cầu thí sinh hoàn thành phần còn lại của câu, sử dụng thông tin từ văn bản.
- Ví dụ:
- Flow-chart/ Diagram Completion: Điền từ vào các biểu đồ, sơ đồ dựa trên thông tin từ bài đọc. Đây thường là các bước quy trình hoặc mô tả quá trình.
- Ví dụ:
- Note Completion: Điền vào các ghi chú tóm tắt hoặc các ý chính từ bài đọc. Thí sinh cần tìm và điền thông tin còn thiếu vào ghi chú để hoàn thành chúng.
- Ví dụ:
- Table Completion: Điền thông tin vào bảng dựa trên dữ liệu trong bài đọc. Thí sinh cần tìm các số liệu, sự kiện hoặc chi tiết cụ thể từ văn bản để hoàn thành bảng.
- Ví dụ:
2. Các bước làm dạng bài Gap Filling IELTS Reading
Để làm dạng bài Gap-filling hiệu quả, thí sinh nên thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đọc kỹ yêu cầu đề bài: Đảm bảo rằng bạn hiểu rõ số lượng từ được phép điền vào mỗi chỗ trống. Thông thường sẽ có các giới hạn như “no more than one word” hoặc “no more than two/three words”. Nếu điền quá số từ, câu trả lời sẽ bị tính sai.
Bước 2: Xác định từ khóa trong câu hỏi: Xác định các từ khóa chính trong câu hỏi hoặc phần cần điền để bạn có thể dễ dàng scan bài đọc và tìm thông tin chính xác.
Bước 3: Skim & Scan bài đọc: Sử dụng kỹ năng skim (đọc lướt) để nắm bắt ý chính của đoạn văn và scan (tìm kiếm từ khóa) để nhanh chóng xác định đoạn văn có chứa thông tin cần thiết.
Bước 4: Xác định từ điền phù hợp: Dựa vào từ khóa đã xác định và thông tin từ bài đọc, chọn từ hoặc cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống. Hãy đảm bảo từ điền vào phù hợp cả về ngữ pháp và ngữ nghĩa.
Bước 5: Kiểm tra lại câu hoàn chỉnh: Sau khi điền từ, đọc lại câu để đảm bảo nó có ý nghĩa, đúng ngữ pháp, và tuân thủ số lượng từ quy định.
3. Lưu ý khi làm dạng Gap Filling trong IELTS Reading
3.1. Để ý số từ được điền
Đa phần các bài điền từ bây giờ chỉ điền 1 từ, nhưng thỉnh thoảng IELTS cũng muốn “đổi gió” với những bài điền 2 hoặc 3 từ. Nhớ số từ được điền không chỉ giúp bạn tránh bị mất điểm do điền quá từ, mà còn cho bạn nhanh chóng nhìn ra đáp án trong một câu hoặc đoạn văn phức tạp.
“NO MORE THAN THREE WORDS” → Đáp án có thể là 1 từ, 2 từ hoặc 3 từ. Không phải lúc nào bạn cũng bắt buộc phải điền 3 từ. Lưu ý: những từ rất nhỏ như “a/ the” cũng tính là một từ.
“NO MORE THAN ONE WORD AND/OR A NUMBER” → một số (number) được tính là một từ. Ví dụ “January 4th, 2020” là “3 words and/or numbers vì “th” không tính. Nếu đề bài yêu cầu chỉ “one word and/or a number” đáp án sẽ là January 4th.
Các cách viết ngày tháng trong IELTS Reading và Listening được chấp nhận:
- January 4th.
- January 4.
- 4th January
- 4 January
3.2. Xác định dạng từ
Trước khi điền, bạn cần tưởng tượng một chút về đáp án. Nó sẽ là danh từ, động từ hay tính từ?
Giả sử, nếu là danh từ, thì số ít hay nhiều là hợp nhất với ngữ pháp trong câu hỏi? Từ tìm được có trùng lặp với từ nào trong câu hỏi không?
Đây sẽ là những hướng dẫn giúp bạn tìm đúng từ cần điền.
3.3. Điền y nguyên từ trong bài
Đây là lý do bài điền từ trong IELTS rất dễ. Từ điền vào chỗ trống phải giống y nguyên trong đoạn – không được biến đổi sang dạng khác, không thêm số nhiều,…
Vì vậy, nếu từ bạn định điền khiến câu bị sai ngữ pháp, từ này chắc chắn không phải đáp án.
3.4. Đọc lại xem có logic không
Nhiều người hay bỏ qua bước này. Tuy nhiên, đây cũng là một “lá chắn kiên cố” giúp bạn chống sai bài điền từ.
Từ điền vào trong câu đọc lên nghe nó phải hợp lý, có khi thoả mãn yếu tố 2 và 3 nhưng điền vào nghe cứ … sao sao. Nếu vậy, có thể bạn đã tìm NHẦM phần cần đọc, và chúng ta cần xem lại về thứ tự của các dữ liệu để kiểm chứng.
3.5. Tránh lật đi lật lại nhiều
Với những bạn thi giấy, chúng ta nên tránh tình trạng giở đi giở lại giữa bài đọc và câu hỏi khi làm điền từ (hoặc bất cứ dạng nào trong Reading). Không nhớ câu hỏi tức là bạn chưa hiểu câu hỏi, và khả năng cao là sẽ bị bỏ lỡ yếu tố 2, 3 hoặc 4 khi chọn từ cần điền. Nhớ đọc kĩ câu hoặc đoạn có chỗ trống, nắm được ý chính của đoạn và thông tin cần đi tìm, SAU ĐÓ mới đi tìm scan từ.
Nếu bạn muốn thuận tiện hơn thì có thể tham khảo thi IELTS trên máy tính. Phương thức này có công cụ để giúp bạn highlight từ cần điền. Đồng thời, bài đọc và câu hỏi song song trên cùng một trang, rất tiện!
Xem thêm: Các dạng và cách làm bài IELTS Reading
4. Bài tập Reading Gap Filling và đáp án
Read the passage and complete the summary using words from the box below it.
NB You will not need to use all of the words.
Bilinguals and Personality
Many people believe that bilinguals have two different personalities, one for each of the languages they speak, and that switching between languages makes bilinguals act differently. Although this may seem unbelievable to some, research actually supports this idea.
According to various studies, bilinguals who are also bicultural and are actively involved in both of their cultures, interpret situations differently depending on which language they speak in. Although everyone, monolinguals and bilinguals alike, is able to change the way they feel and interpret events (a phenomenon known as frame-shifting), biculturals do this without realising when switching between languages.
The changes are not only linguistic. As an English-Spanish bicultural myself I do find I act differently depending on which culture I’m immersed in at the time. I’m often aware of the fact that when I speak to other Spanish speakers my voice is slightly louder and I gesticulate more than when I talk to English speakers. Could we then say that bilinguals have two different personalities?
(Source: bilingualbicultural.com)
Summary
There is some _____ to show that people who are bilingual exhibit a different _____ depending on which language they are speaking. Some bilinguals also have two _____ cultural identities, meaning that they are able to _____ their behaviour effortlessly according to their cultural _____. This may involve changes in _____ of speech or in the use of _____ language.
Đáp án:
1. evidence
2. persona
3. distinct
4. adapt
5. surroundings
6. volume
7. body
Notes:
1. ‘Facts’ is wrong. We can’t write “there IS facts”. It would need to be “there ARE facts”. “Evidence” is uncountable, so “there is some evidence” is the correct answer.
2. ‘Characteristics’ is wrong because of the article “a”. We can’t write “a different characteristics” – we need a singular noun, so ‘persona’ is correct.
Trên đây là những lưu ý giúp bạn hoàn thành dạng bài Gap Filling IELTS Reading. Tham khảo khóa học khóa học Junior của The IELTS Workshop để làm chủ kỹ năng này cũng như các kỹ năng khác trong bài thi IELTS.