fbpx

Hướng dẫn tự xây dựng lộ trình ôn thi IELTS cho người mới bắt đầu từ 0 lên 7.5

lộ trình ôn thi ielts

Hiện nay có rất nhiều nơi chia sẻ về lộ trình cũng như phương pháp học IELTS khiến người mới bắt đầu không khỏi hoang mang xem mình cần học theo lộ trình nào mới hiệu quả. Dưới đây, The IELTS Workshop (TIW)trung tâm luyện thi IELTS hàng đầu tại Việt Nam sẽ chia sẻ cách để bạn tự xác định lộ trình ôn luyện của mình. Ngoài ra, chúng tôi cũng đề xuất lộ trình tham khảo để giúp bạn đạt được mục tiêu nhanh chóng nhất.

Xây dựng lộ trình ôn thi IELTS cần chú ý những gì?

Bước 1: Xác định trình độ của bản thân

Hiểu được khả năng của bản thân, cũng như những điểm mình cần khắc phục sẽ giúp bạn xác định mình còn cách điểm IELTS mong muốn bao xa. Thật ra, “người mới bắt đầu học IELTS” cũng có rất nhiều kiểu:

  • Xuất phát từ con số 0 tròn trĩnh, tức là không-biết-một-chút-nào về tiếng Anh;
  • Có thể giao tiếp cơ bản và nắm được một số điểm kiến thức trọng yếu. Nếu ở tầm này, bạn có thể rơi vào khoảng 2.0 – 3.0 IELTS;
  • Nắm khá vững các điểm kiến thức cơ bản (ngữ pháp, từ vựng) nhưng chưa học IELTS cũng như tìm hiểu bài thi IELTS bao giờ. Đối với những bạn ở trường hợp tương tự, bạn đã có thể thi được khoảng 4.0 – 4.5 IELTS rồi.

Như vậy, việc xác định trình độ trước khi ôn luyện là rất quan trọng. Bạn cũng không nhất thiết phải đăng ký thi IELTS trước để biết chính xác, bởi chi phí thi IELTS 1 lần là không hề nhỏ.

Bằng kinh nghiệm trong học, thi và giảng dạy, đội ngũ thầy cô của The IELTS Workshop đã xây dựng một bài kiểm tra trình độ có thể đánh giá gần đúng nhất về khả năng tiếng Anh hiện tại của bạn. Có 2 cách để bạn xác định trình độ của mình là:

  • Đến trực tiếp các cơ sở của The IELTS Workshop tại TP.HCM và Hà Nội để được hướng dẫn và làm bài test trực tiếp.
  • Làm bài test trực tuyến bằng cách đăng ký qua link dưới đây.

Bước 2: Lập thời gian biểu học IELTS

Đầu tiên, bạn cần ước lượng xem tổng số giờ học mình cần bỏ ra để đạt số điểm mong muốn là bao nhiêu.

Theo một nghiên cứu từ Hội đồng tổ chức kỳ thi này, cần trung bình 200 giờ học có hướng dẫn để một người có thể tăng 1 band điểm. Lưu ý rằng đây là con số ước tính, tùy vào điều kiện, thời gian và khả năng tập trung của mỗi người mà con số này sẽ thay đổi ít nhiều.

Ví dụ: Bạn X đang ở trình độ 5.0 và đặt mục tiêu là 6.5 trong vòng 6 tháng.
Số giờ tối thiểu bạn bỏ ra là 200 x 1.5 = 350 giờ.
Nếu chia đều 350 giờ này trong vòng 6 tháng, thì mỗi tuần bạn X cần bỏ ra xấp xỉ 14,5 – 15 giờ cho việc ôn luyện. Tương đương với khoảng 2 giờ/ngày.

Một số lưu ý khi lập thời gian biểu học IELTS:

  • Duy trì nhịp học đều đặn: Nếu bạn đang còn tư tưởng “Giờ mình học cũng chẳng sao, đợi cuối tuần học bù cũng được” thì hãy thay đổi ngay nhé! Bởi những công việc hoặc sự kiện bất ngờ (như việc gia đình, gặp gỡ bạn bè,…) có thể xuất hiện bất chợt và “chèn” vào thời gian ôn luyện của bạn.
  • Đặt mục tiêu nhỏ: Ai cũng có tinh thần dâng cao khi mới bắt đầu học IELTS. Tuy nhiên, theo thời gian, bạn sẽ dần mất đi tinh thần đó. Lúc này, những mục tiêu nhỏ (như học hết 5 chủ điểm ngữ pháp, làm hết 4 bài tests, brainstorm cho 10 chủ đề trong Writing,…) sẽ giúp bạn lấy lại động lực dễ dàng hơn là một mục tiêu lớn (6.5 IELTS)
  • Theo dõi tiến độ và điều chỉnh thời gian biểu phù hợp: Không có một “quy chuẩn” nào về việc bạn cần bỏ ra X phút, Y tiếng cho từng kỹ năng trong một ngày.

Ví dụ, mục tiêu của bạn là 5.0 IELTS và bạn đang ở khoảng 3.5 thì nên dành nhiều thời gian tăng khả năng tiếng Anh của mình thông qua tăng Ngữ pháp, Từ vựng. Bạn cũng nên tập trung 60 – 70% thời gian cho luyện Nghe, Đọc, còn Viết và Nói chỉ cần nắm vững nền tảng là được.

Lộ trình ôn thi IELTS từ con số 0 đến 7.5

Lộ trình này chia làm 4 giai đoạn ôn thi IELTS:

  • Giai đoạn 1: 0 – 3.0 IELTS ( 2.5 tháng )
  • Giai đoạn 2: 3.0 – 5.0 IELTS ( 3.5 tháng )
  • Giai đoạn 3: 5.0 – 6.5 IELTS ( 4 tháng )
  • Giai đoạn 4: 6.5 – 7.5 IELTS ( 2 tháng )

Giai đoạn 1: Xây dựng nền tảng tiếng Anh ( 0 – 3.0 )

Tại giai đoạn này, bạn sẽ chưa làm gì liên quan đến IELTS cả mà tập trung xây dựng khả năng tiếng Anh, cụ thể là TỪ VỰNG – NGỮ PHÁP – PHÁT ÂM.

Xây dựng vốn từ vựng

Bạn hãy chuẩn bị:

  1. Một cuốn từ điển Anh – Anh hoặc cài các app, các website tra cứu từ điển Anh – Anh trên điện thoại, máy tính. Bạn có thể đọc thêm về các lí do nên dùng từ điển Anh – Anh và 1 số từ điển Anh – Anh thông dụng để hiểu kĩ hơn.
  2. Một cuốn sổ tay để ghi chép từ vựng. Đọc kĩ hơn về: Cách ghi nhớ từ vựng.

Các tài liệu tham khảo:

  • Vocabulary in use Elementary hoặc Pre – Intermediate and Intermediate

Xây dựng ngữ pháp

Ngữ pháp là phương tiện cần thiết để bạn phát triển khả năng Viết tiếng Anh sau này. Bạn không cần học toàn bộ các điểm ngữ pháp trong tiếng Anh mà cần nắm vững một số chủ điểm quan trọng sau:

  • Các thì
  • Câu bị động
  • Câu điều kiện
  • Câu trực tiếp/gián tiếp
  • Các từ loại và ứng dụng
  • Các kiểu câu và ứng dụng
  • Mệnh đề quan hệ

Sách Ngữ pháp:

  • Cambridge Grammar in use

Luyện Phát âm và luyện Nói cơ bản

Khi mới bắt đầu, bạn hãy đặt mục tiêu:

  1. Phát âm không sai
  2. Nói trôi chảy không đặt nặng ngữ pháp

Đối với Phát âm, bạn không nhất thiết phải luyện theo accent nào cả (đây không phải tiêu chí chấm điểm của IELTS). Tuy nhiên, nếu muốn, bạn nên chọn 1 trong 3 accent phổ biến nhất là Anh – Anh, Anh – Mỹ hoặc Anh – Úc.

Tài liệu phát âm tham khảo: Pronunciation in use

Luyện Nghe cơ bản

Để luyện Nghe, bạn có thể xem các video ngắn (tin tức, phỏng vấn hoặc phim hoạt hình). Bạn có thể tìm thấy nguồn Nghe phù hợp tại những trang web luyện nghe theo trình độ.

Cách luyện Nghe:

  • Nghe và chép chính tả: Hãy bắt đầu bằng những bài điền từ. Sau đó, bạn dần dần tăng độ khó lên thành điền một cụm từ dài, chép lại 1 câu, chép 1 đoạn. Cuối cùng là nghe và viết lại toàn bộ những gì bạn nghe được.
  • Một cách luyện khác là hãy nhại lại những gì bạn nghe được. Cách này cũng giúp bạn luyện Nói.

Đọc kĩ hơn tại Phương pháp học tiếng Anh qua phim.

Giai đoạn 2: Tập trung vào kỹ năng lĩnh hội (receptive skills) (3.0 – 5.0)

4 kỹ năng IELTS có thể chia vào 2 nhóm là:

  1. Receptive skills (kỹ năng lĩnh hội): Đọc và Nghe
  2. Productive skills (kỹ năng phái sinh/thực hành): Viết và Nói

Trong quá trình học một ngôn ngữ mới, người học thường bắt đầu bằng việc lĩnh hội những kiến thức, rồi sau đó mới chuyển sang kỹ năng thực hành sử dụng ngôn ngữ.

Bạn sẽ được học các kỹ thuật làm bài cho tất cả các dạng trong bài thi IELTS Reading và IELTS Listening qua khóa học Junior của The IELTS Workshop.

Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện một số hoạt động sau để nâng cao kỹ năng ngoài giờ học chính.

Phát triển kỹ năng IELTS Reading

  • Mỗi ngày, hãy dành ra khoảng 30 phút để đọc báo bằng tiếng Anh. Không chỉ giúp bạn tăng vốn từ, các nguồn này còn giúp bạn tăng khả năng tư duy bằng tiếng Anh và có thêm ý tưởng cho các vấn đề trong IELTS Writing Task 2.
  • Khi đọc, bạn cố gắng hạn chế tra từ điển luôn mà nên học cách đoán nghĩa của từ thông qua ngữ cảnh bài báo trước.

Phát triển kỹ năng IELTS Listening

  • Lời khuyên ở đây là bạn không cần luyện Nghe quá nhiều. Đối với 1 test Nghe, hãy áp dụng các bước dưới đây để lên trình nhanh nhất:
  1. Đọc transcript và học hết từ mới (10 phút/ section – khoảng 40 phút cho 1 test). Lí do là vì những từ bạn không biết thì 99% là không nghe được. Do đó, bạn cần đảm bảo làm quen được với hầu hết từ vựng trong bài.
  2. Nghe và nhìn theo transcript (25-28 phút)
  3. Sau khi đảm bảo nội dung của bài nghe không quá khó, bạn hãy thử nghe chay để kiểm tra về độ hiểu. Nếu từ biết hết mà nghe không hiểu, thì do phát âm của bạn có vấn đề. Từ đây, bạn phải rà soát lại từng chỗ xem mình phát âm sai chỗ nào.
  4. Làm đề (25-28 phút)
  5. Kiểm tra lại đáp án bằng cả answer keys và transcript (20 phút)

Giai đoạn 3: Tập trung vào kỹ năng thực hành (productive skills) (5.0 – 6.5)

Đối với 2 phần thi Writing và Speaking, bạn sẽ nhận thấy mỗi người có một phong cách trả lời khác nhau. Bạn không nhất thiết theo phong cách nào cả. Tuy nhiên, nếu đã chọn một phong cách, bạn nên gắn bó và nghiên cứu kĩ, cũng như luyện tập phong cách đó cho nhuần nhuyễn thay vì thử nhiều lối viết/nói khác nhau.

Phát triển kỹ năng IELTS Writing

  • Hiểu về tiêu chí chấm điểm Writing: Đọc bài viết này để hiểu xem bài viết của bạn sẽ được giám khảo chấm dựa trên tiêu chí nào. Từ đó, bạn sẽ rút được ra mình cần phải làm gì để đáp ứng được các tiêu chí đó.
  • Học cách trả lời với từng dạng câu hỏi trong IELTS Writing. Bạn nên tập luyện từ viết đoạn văn ngắn trước khi viết cả bài.

Để nâng cao kỹ năng này, bạn nhất định phải viết bài nhiều và có người chữa bài thường xuyên. Tất cả những topics bạn từng viết sẽ đều trở nên vô nghĩa nếu không có người chấm và chỉ ra lỗi sai cho bạn.

Tại The IELTS Workshop, bạn sẽ được tham gia lớp giải đề Writing thật do thầy Đặng Trần Tùng (9.0 IELTS) phụ trách. Đây là lớp bổ trợ ngoài giờ học chính và hoàn toàn không thu thêm phí.

Phát triển kỹ năng IELTS Speaking

  • Tương tự như Writing, bạn cũng cần tìm hiểu các tiêu chí chấm điểm IELTS Speaking. Bạn cũng có thể tham khảo thêm cuốn sách How to crack the IELTS Speaking Test (part 1) – sách bao gồm các câu trả lời mẫu band 6 – 7 – 8 cho các chủ đề phổ biến trong IELTS.
  • Cách luyện Speaking thông dụng nhất là chia theo các chủ đề và các dạng câu hỏi. Khoảng 3 tháng trước khi thi, bạn nên tải Bộ chủ đề IELTS và luyện dần cho đến khi nhuần nhuyễn.

Giai đoạn 4: Luyện đề và chữa đề chuyên sâu để cải thiện Viết và Nói (6.5 trở lên)

6.5 đã là band điểm đã khá ấn tượng, tuy nhiên không ít bạn có mục tiêu cao hơn như 7.5 – 8.0 – thậm chí là 8.5 để phục vụ cho công việc hoặc muốn theo đuổi ngành ngôn ngữ.

Nếu bạn đang mong muốn lên 7.0 – 7.5 IELTS hoặc cao hơn (đặc biệt là với kỹ năng Speaking và Writing), có một số việc bạn có thể làm như sau:

  • Rà soát lại các lỗi: Rất nhiều người bị mất điểm đáng tiếc vì những lỗi nhỏ về ngữ pháp hoặc từ vựng. Bạn hãy rà lại xem những lỗi mình mắc phải, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân (do bất cẩn hay không biết), từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.
  • Nhóm chủ đề: Thay vì luyện viết và luyện nói dàn trải, bạn nên chia thành các nhóm chủ đề để tiết kiệm thời gian cũng như công sức ôn luyện. Với mỗi nhóm, ta sẽ đi khai thác các khía cạnh nhỏ, các câu hỏi chi tiết.
  • Viết lại bài: Thay vì cố gắng cover càng nhiều topic càng tốt, bạn hãy tìm lại những bài đã được thầy cô chấm trước đó và VIẾT LẠI cho đến khi mình đạt được số điểm mong muốn. Bằng cách này, bạn sẽ thật sự kiểm soát được bài viết của mình và thấy được SỰ TIẾN BỘ.

Các bạn có thể tham khảo thêm khóa học MASTER 7.5+ của TIW tại đây nhé!

Tạm kết

Nếu đã đọc đến cuối bài viết này, thì xin chúc mừng, bạn đã hoàn thành bước đầu tiên trên hành trình chinh phục bài thi IELTS. Mong rằng bạn sẽ luôn giữ được tinh thần và sự quyết tâm cho đến khi đạt được thành công.

Nếu bạn cần hỗ trợ trong quá trình ôn luyện, The IELTS Workshop luôn đồng hành cùng bạn. Để được hỗ trợ về lộ trình ôn thi IELTS chi tiết và phù hợp với bản thân, bạn hãy truy cập vào đường link ở phía dưới nhé.

Tham khảo lộ trình học IELTS đến từ The IELTS Workshop.

lộ trình ielts